Làm gì khi trẻ nhút nhát?

Làm gì khi trẻ nhút nhát?
Làm gì khi trẻ nhút nhát?

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy trăn trở khi con mình quá nhút nhát trong khi các bạn cùng trang lứa lại rất tự tin,khi trẻ nhút nhát thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp với những người xung quanh và cản trở việc học hỏi, tiếp thu kiến thức của trẻ, đồng thời điều đó cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ về sau. Vậy làm gì khi trẻ nhút nhát? Các bậc cha mẹ có thể tham khảo các cách sau:

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ nhút nhát

Để biết được tại sao con bạn lại nhút nhát đến vậy việc đầu tiên là bạn nên dành nhiều thời gian quan sát trẻ. Ví dụ, trẻ luôn bám lấy mẹ khi đi đến những chỗ đông người, trẻ không chịu nói chuyện với bất kỳ ai, không chịu chào hỏi mặc dù mẹ đã nhắc nhở rất nhiều, trẻ không chơi với bất kỳ bạn nào trong lớp hoặc những bạn xung quanh.

Khi tìm hiểu được nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát như vậy thì việc bạn chọn phương pháp giúp trẻ tự tin sẽ dễ dàng hơn.

Cách giúp trẻ bớt nhút nhát

– Cho trẻ ra ngoài nhiều hơn: Bạn hãy cho trẻ đi chơi ở những nơi công cộng và nếu gặp người quen bạn nên tươi cười chào hỏi để trẻ quan sát, sau đó có thể nhắc nhở trẻ chào hỏi, nếu trẻ nhất quyết không chào thì bạn cũng đừng tức giận mà mắng trẻ, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ “mẹ biết hiện tại con đang rất ngại nhưng con yêu, bác H là người hiền lành tốt bụng và bác ấy sẽ rất vui nếu lần sau con chào bác ấy đấy”.

– Cho trẻ chơi với những bạn cùng tuổi: Nếu trẻ nhút nhát thì đây là cơ hội giao tiếp với những bạn cùng lứa tuổi. Bạn có thể đến nhà những người bạn của mình chơi hoặc mời họ đến nhà chơi, như vậy trẻ sẽ có thể chơi với những người bạn khác.

– Cùng trẻ tham gia các hoạt động: Bạn hãy dành thời gian đưa trẻ đến những nơi có nhiều trẻ em như công viên, siêu thị, thậm chí có thể đến lớp học hoặc các câu lạc bộ. Khi đưa trẻ đến những nơi như vậy bạn đừng để mặc trẻ tự chơi với các bạn hoặc là ép trẻ chơi như thế này hay thế khác.

Để trẻ có thể tham gia vào các trò chơi thì bạn cũng nên tham gia cùng trẻ hoặc bạn có thể tổ chức các trò chơi cho những đứa trẻ khác và động viên con bạn tham gia. Khi tham gia các hoạt động cùng trẻ bạn cũng không nên để ý đến trẻ quá nhiều, không nên nói chuyện với con nhiều quá. Lúc này bạn có thể giả vờ làm ngơ với trẻ để trẻ tự vượt qua sự sợ hãi và có thể nói chuyện với các bạn

– Cho trẻ cảm giác an toàn: Quá sợ hãi cũng khiến trẻ nhút nhát. Khi đó bạn nên ôm con vào lòng và động viên, an ủi con để con có thể nói ra sự lo sợ của con, từ đó bạn có thể phân tích và giải thích cho con để con hiểu và không sợ hãi nữa

Để trẻ có thể tự tin mà không còn nhút nhát nữa thì cần cả một quá trình chứ không thể nóng vội trong thời gian ngắn. Với trẻ nhút nhát, phụ huynh cần kiên trì, bền bỉ để giúp con vượt qua sự sợ hãi và tạo lập các mối quan hệ xã hội và tạo đà cho sự phát triển của bản thân

Tham khảo khóa học: “Kỹ năng sống toàn diện cho trẻ” của trường đào tạo kỹ năng sống Wedo – Wegood

Call Now Button