Trẻ bướng bỉnh không nghe lời là điều rất nhiều cha mẹ lo lắng và tỏ ra bất lực trước sự cứng đầu của con. Càng lớn biểu hiện chống đối của con càng rỗ rệt. Vậy bạn nên ứng xử và dạy con như thế nào để con ngoan ngoãn? Hãy tham khảo và áp dụng 6 cách dạy trẻ bướng bỉnh sau đây:
Đừng tiết kiệm lời khen với con
Khi bạn quát mắng, coi thường trẻ thì chúng sẽ càng thể hiện và không muốn thoát khỏi sự bướng bỉnh của mình. Tâm lý của trẻ sẽ muốn gây sự chú ý khi bạn ít dành thời gian cho chúng hoặc không lắng nghe khi chúng nói lên ý kiến của mình bằng cách phản kháng lại những gì bạn nói và không chịu nghe lời.
Vì vậy bạn cần động viên, cổ vũ con khi con làm một việc nào đấy, khi con làm tốt công việc của mình thì bạn nên khen ngợi con để con có sự thích thú cả khi hoàn thành những công việc khác. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.
Kiên nhẫn với những việc con làm
Khi con đăng mải miết với việc của mình thì bạn không nên chen ngang mà hãy để con làm xong việc của mình vì nếu con đang tập trung một việc mà bạn lại yêu cầu con làm một việc khác thì con sẽ có những biểu hiện không thỏa đáng và có phản ứng ngược với mong muốn của bạn.
Trong trường hợp bạn có việc gấp hãy nói cho con hiểu rằng việc giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn. Còn nếu bạn yêu cầu trẻ bằng cách ra lệnh cho trẻ thì sự bướng bỉnh của con càng trở nên nghiêm trọng hơn vì nếu muốn trẻ lắng nghe bạn thì bạn cần có sự kiên nhẫn với trẻ. Nóng vội là tâm lý sai lầm của đa số các bậc cha mẹ khi dạy con.
Không bắt ép con
Khi bạn bắt ép con làm việc mà bạn muốn mà không hề hỏi ý kiến con thì bản thân con sẽ cảm thấy con không được đưa ra ý kiến mà phải thực hiện công việc đó. Mặc dù đấy là điều mà bạn muốn tốt cho con nhưng bạn quên mất rằng nếu bạn làm như thế trẻ sẽ có phản ứng ngược hay thâm chí chống đối ngầm. Được yêu cầu thì làm chứ không nghĩ rằng bố mẹ làm thế là tốt cho chính trẻ và sẽ hành động khác với suy nghĩ của chúng.
Bạn nên kiểm soát hành vi của mình đừng để trẻ nghĩ rằng bạn đang là những người cai quản và ra lệnh chứ không phải bố mẹ chúng.
Sự cứng nhắc khi đưa ra yêu cầu cho con, thậm chí là cho con lãnh luôn hậu quả khi chúng không thực hiện những việc bạn nói sẽ khiến trẻ không phục. Nếu bạn lúc nào cũng ra lệnh cho con làm theo ý của mình thì chắc chắn sẽ chỉ khiến trẻ bướng bỉnh hơn.
Cần sự bình tĩnh
Nếu không muốn con càng trở nên bướng bỉnh hơn thì bạn cần bình tĩnh hơn khi con không nghe lời hoặc những yêu cầu của bạn. Trước tiên bạn hãy xem việc mà bạn yêu cầu có ảnh hưởng việc mà con đang làm, bởi sự quát mắng hay đánh con chỉ làm con không có thiện cảm với chính bố mẹ của chúng.
Điều quan trọng nhất là bạn phải cho con hiểu điều đấy là tốt cho con và khi con nhận thức được những mong muốn của bố mẹ là hoàn toàn chính đáng thì trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời thôi.
Không đáp ứng vô điều kiện
Khi mọi đòi hỏi của trẻ đều được bạn đáp ứng vô điều kiện thì trẻ sẽ hình thành thói quen “muốn gì được nấy”, và khi không được đáp ứng thì trở nên tức giận, la hét,… và đây sẽ là hậu quả con càng bướng bỉnh hơn
Bạn cần xem xét yêu cầu của con có hợp lý hay không, và đáp ứng hay không đáp ứng cho con bạn cũng cần cho con hiều
Hỏi ý kiến chuyên gia tâm lý
Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà tâm lý các con thay đổi. Bạn là cha là mẹ nhưng đôi khi sẽ không thể hiểu hết được tâm lý của con. Cái mà các con thể hiện ra bên ngoài chỉ là bề nổi của trẻ, còn bạn đừng xem thường tính cách bướng bỉnh của con và nghĩ đấy là chuyện bình thường. Nếu bạn không tìm hiểu các phương pháp giúp trẻ ngoan ngoãn hơn thì sẽ không tốt cho con mai này.
Khi sự chống đối của con vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn hãy tìm đến một chuyên gia tâm lý, họ sẽ cho bạn những phương pháp hữu ích và đối với trẻ chúng ta cần có thời gian và không nóng vội.
Trên đây là 6 cách dạy trẻ bướng bỉnh mà Wedo – Wegood chia sẻ đến các bậc cha mẹ. Bạn hãy áp dụng trong cuộc sống hằng ngày khi dạy con ở nhà nhé!
Đăng ký test cho con
Hotline: 0904.852.731