Các hoạt động tăng khả năng ghi nhớ của trẻ

Các hoạt động tăng khả năng ghi nhớ của trẻ

Các hoạt động tăng khả năng ghi nhớ của trẻ

Các hoạt động tăng khả năng ghi nhớ của trẻ

Trí nhớ là một chức năng của não, giúp ta mã hóa, lưu trữ thông tin và tìm lại khi cần thiết. Tất cả chúng ta đều có khả năng ghi nhớ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tuy vậy, không thể chỉ để mặc cho trí nhớ tự phát triển, mà chúng ta cần có những hoạt động kích thích giúp trí nhớ phát triển được toàn diện nhất.

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Việc này nên được thực hiện càng sớm càng tốt để não bộ trẻ được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ thông minh cần có trí nhớ tốt. Ngoài yếu tố di truyền, cha mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện trí nhớ cho con thông qua một số hoạt động sau:

Ghi nhớ qua truyện kể và bài hát

Đọc một câu truyện mỗi ngày là một cách phù hợp để phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ. Các nhà khoa học khuyên rằng cha mẹ nên đọc một câu truyện cho trẻ trước khi đi ngủ với giọng biểu cảm nhất. Việc này sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ tốt hơn là chỉ đọc bình thường.

Sau khi cùng đọc truyện cùng với con, cha mẹ có thể đặt ra các câu hỏi để trẻ liên tưởng và ghi nhớ lại nội dung của câu chuyện như: Câu chuyện có tên là gì? Truyện kể về những nhân vật nào? Có những tình huống nào xảy ra? Bài học được rút ra là gì?….

Ngoài những câu chuyện, cha mẹ có thể giúp con tăng cường trí nhớ bằng những bài hát. Khi hát cho con nghe cha mẹ có thể giả vờ hát sai lời hoặc bỏ qua một vài chữ trong bài hát để con phát hiện chỗ sai sau đó sửa lại cho đúng. Ngoài ra có thể tổ chức những trò chơi âm nhạc như nghe nhạc đoán tên bài hát, hát các bài hát cùng chủ đề,…Đây là một cách hiệu quả để bé vừa chơi, vừa học và tăng cường khả năng ghi nhớ cho trẻ rất tốt.

Các hoạt động tăng khả năng ghi nhớ của trẻ
Các hoạt động tăng khả năng ghi nhớ của trẻ

Ghi nhớ qua việc sắp xếp đồ đạc

Mỗi đồ vật trong nhà đều có một vị trí nhất định. Vì vậy khi cho con sắp xếp đồ đạc trong nhà chính là thời điểm lý tưởng để con có thể ghi nhớ. Bằng cách đưa ra các mệnh lệnh đơn giản ví dụ như “con bỏ chiếc xe này lên kệ nhé” hay “đưa em búp bê vào trong giỏ”,… trẻ sẽ nhớ vị trí của đồ đạc trong nhà mà không cần phải lập lại các lần tiếp theo. Ngoài ra cha mẹ có thể tổ chức một số trò chơi cho con như thi kể tên các đồ vật trong phòng, sắp xếp lại đồ dùng đúng vị trí, cái gì biến mất,…. Khi vận dụng thường xuyên các trò chơi này ngoài việc rèn luyện cho con khả năng ghi nhớ ra còn giúp con có ý thức dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng hơn.

>>>Xem thêm: Phát triển tính sáng tạo cho trẻ mầm non như thế nào XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Ghi nhớ qua hình ảnh

Để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của các thành viên trong gia đình, bố mẹ có thể chụp những bức ảnh mỗi dịp đi chơi, ở nhà dọn dẹp, nấu ăn,… Mỗi bức ảnh sẽ đánh dấu một mốc thời gian khác nhau. Vì vậy cho con xem hình chụp của gia đình, sẽ giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ khuôn mặt, tên của mọi người cũng như những trải nghiệm mà trẻ đã trải qua khi chụp những tấm hình đó.

Ghi nhớ qua một số trò chơi

Đây là một cách mà trẻ rất hứng thú tham gia. Bởi lúc này chơi là một hoạt động chủ đạo của trẻ. Vì vậy cha mẹ có thể nâng cao khả năng ghi nhớ cho trẻ qua một số trò chơi đơn giản. Ví dụ như sau: Đặt một số đồ chơi trên bàn, cho trẻ một phút để ghi nhớ chúng. Sau đó dùng một cái khăn đậy lại và cho trẻ kể tên hoặc viết tên những đồ vật bé nhớ được. Hoặc tổ chức trò chơi phản xạ ghi nhớ giữa các thành viên trong gia đình bằng cách đưa ra các chủ đề để mọi người thi kể tên các đồ dùng hoặc đối tượng có trong chủ đề đó. Mỗi lần chơi, bé sẽ được kích thích trí não giúp nhớ được tốt hơn.

Các hoạt động tăng khả năng ghi nhớ của trẻ
Các hoạt động tăng khả năng ghi nhớ của trẻ

Ghi nhớ bằng sự liên tưởng

Phương pháp hữu ích để giúp trẻ rèn luyện trí nhớ tốt là sự liên tưởng. Hằng ngày, trẻ phải tiếp nhận một lượng kiến thức rất lớn. Nào là những con số, các sự kiện, mốc thời gian,… trẻ không thể nào có thể nhớ hết tất cả những thứ đó được. Tuy nhiên nếu thêm vào một chút liên tưởng hài hước, ngộ nghĩnh bằng những hình ảnh sống động, vui nhộn thì việc ghi nhớ ấy sẽ trẻ nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn, khi dạy trẻ học bảng chữ cái O, Ô, Ơ, bố mẹ có thể giúp trẻ ghi nhớ bằng bài đồng dao như “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu”,…

Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển trí não mà còn giúp gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con trẻ. Tập thành một thói quen mỗi khi ăn tối chẳng hạn, kể lại những gì cả nhà đã trải qua trong một ngày, cảm nhận của mọi người. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ cha mẹ. Để tăng cường khả năng ghi nhớ cho con, cha mẹ cần vận dụng một cách linh hoạt và thường xuyên các hoạt động trên đồng thời đảm bảo cho con một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất nhé.

ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

    CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG

    Call Now Button