Cách dạy con ngoan: Đừng dạy trẻ bằng nỗi sợ hãi

Người lớn vì muốn dạy trẻ tuân thủ các quy tắc, bằng cách dạy trẻ những nỗi sợ hãi của chúng. Nhưng đôi khi chính người lớn đã khiến những nỗi sợ hãi trong trẻ ngày càng lớn dần, trẻ không dám ở một mình, không dám rời bố mẹ mình, khiến trẻ đánh mất nhiều cơ hội để phát triển hơn. Dưới đây là một số sai làm mà bố mẹ thường mắc phải trong cách nuôi dạy con ngoan của mình.

Tác hại của việc dạy trẻ bằng nỗi sợ hãi

Trẻ nhỏ rất sợ phải xa rời bố mẹ, phải một mình trong chỗ tối, sợ ma… Các bậc phụ huynh đã bao giờ lấy những thứ mà trẻ sợ ra để bắt chúng làm theo những mong muốn của mình chưa? Trong khi các bậc phụ huynh đang cố gắng để giúp con mình vượt qua sự sợ hãi của bản thân để tự tin hơn, thì nhiều bố mẹ muốn “con ngoan và nghe lời” đã dùng những “con ma”, “ông ba bị”, hay dọa sẽ bán con cho người khác… để dọa con. Đôi khi là chính các cô giáo của con muốn con ăn được nhiều hơn, muốn con không nghịch đồ chơi nữa đã sử dụng cách này để trẻ sợ và làm theo ý mình.

“Cách dạy con” bằng nỗi sợ hãi có thể khiến trẻ sợ và vâng lời, trẻ sẽ không mắc lỗi, bố mẹ sẽ thấy hài lòng rằng con mình rất ngoan. Nhưng lại vô hình chung đánh mất đi sự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ luôn sợ hãi mọi thứ, không dám làm điều gì vượt quá sự cho phép cả, chính điều này sẽ làm thui chột tiềm năng sáng tạo và phát triển của trẻ.

Trẻ rất tuân thủ những quy tắc nhưng lại không biết vì sao mình phải tuân thủ nó, và việc tuân thủ những quy tắc sẽ đem lại điều gì cho chúng. Mặt khác, trẻ có thể bị “nhờn” với việc dọa của  bố mẹ và trở lên chống đối với những quy tắc của bố mẹ đặt ra. Khi trẻ phát hiện ra là “ông ba bị” là không có thật và không còn tin vào những gì bố mẹ nó với chúng nữa.

Vậy bố mẹ cần thay đổi như thế nào trong cách dạy con ngoan?

Giải thích cho con

Thay vì việc dọa nạt trẻ thì các bậc phụ huynh hãy giải thích cho trẻ hiểu vì sao cần thực hiện những quy tắc đó. Chẳng hạn bạn muốn bé đi ra ngoài phải có sự xin phép của bố mẹ, thay vì việc dọa trẻ rằng “Nếu ra ngoài mà không xin phép sẽ bị ông ba bị bắt cóc”. Điều này sẽ làm trẻ sợ không dám đi ra ngoài chơi khi không có bố mẹ, trẻ lúc nào cũng trong tư thế đề phòng người khác, không dám thể hiện bản thân.

Thay vào đó, bây giờ bố mẹ hãy giải thích rõ ràng cho trẻ, nếu con đi chơi mà không xin phép bố mẹ, bố mẹ sẽ không biết con chơi ở đâu, bố mẹ sẽ rất lo lắng, rất đơn giản thôi và điều này cũng giúp trẻ cảm nhận được tình cảm bố mẹ dành cho chúng.

Cho trẻ suy nghĩ về những lỗi sai của chúng

Thường khi trẻ mắc lỗi thì bố mẹ thường chỉ trích và dọa nạt trẻ chứ không hề để trẻ có cơ hội suy nghĩ về những việc trẻ đã làm. Điều này làm hạn chế sự phát triển tư duy nhận thức vấn đề của mỗi đứa trẻ. Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi bố mẹ hãy đừng vội chỉ trích trẻ mà hãy cho trẻ ngồi một mình suy nghĩ về những vấn đề đã làm, sau đó trình bày cho bố mẹ nghe. Bố mẹ có thể giải thích thêm cho trẻ hiểu trẻ đang sai ở đâu.

Điều này không những giúp trẻ tự nhận ra những lỗi sai của bản thân mà con giúp trẻ phát triển khả năng trình bày các vấn đề. Thời gian cho trẻ suy nghĩ, cũng là thời gian cho bố mẹ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề để tránh những lời không hay dành cho trẻ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục mắc lỗi thì bố mẹ hãy đưa ra những hình phạt mà trẻ phải nhận nếu vi phạm quy tắc.

Hơn ai hết, bố mẹ là người thương con và hiểu con nhất. Mỗi gia đình sẽ có những cách nuôi dạy con riêng, nhưng hãy chú ý đừng làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ. Bố mẹ hãy để trẻ được phát triển tự nhiên, đừng dọa nạt trẻ để trẻ sợ thế giới xung quanh. Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con mình nhé.

Call Now Button