Hiện nay nhiều đứa trẻ hay phản ứng theo những cảm tính cá nhân, con dễ nổi cáu và không biết kiềm chế cảm xúc. Môi trường gia đình có thể giúp con rất nhiều trong việc điều tiết cảm xúc cho con. Bài viết sẽ chia sẻ đến bậc cha mẹ phương pháp dạy con kỹ năng kiềm chế cảm xúc.
Phương pháp giúp con kiềm chế cảm xúc
1. Trang bị cho con kiến thức về các trạng thái cảm xúc.
Điều đầu tiên bố mẹ cần trang bị cho con các kiến thức về các trạng thái cảm xúc khác nhau. Từ đó bố mẹ dạy con cách ứng xử với từng tình huống, từng cung bậc cảm xúc khác nhau, biết cách điều tiết khi những cảm xúc này thể hiện thái quá. Cũng không phải một thời gian ngắn có thể thay đổi nhược điểm này của con, bố mẹ và con kiên trì thì dần dần con sẽ có những chuyển biến tích cực.
2. Trang bị cho con kỹ năng lắng nghe.
Việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận giúp thể hiện sự tôn trọng với người khác cũng như có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn. Bố mẹ cần phân biệt cho con thấy sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe. Dạy trẻ luôn có suy nghĩ câu chuyện mà người khác đang chia sẻ nó quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt một chi tiết nào con sẽ cảm thấy hối tiếc, như vậy con sẽ tập cho mình thói quen lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn. Việc lắng nghe giúp con sử lý tình huống tốt hơn và không dễ dàng cáu gắt khi giao tiếp.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến sự kiềm chế cảm xúc của con.
Hãy dạy con giải quyết tình huống qua việc đóng kịch tình huống, cho con trải nghiệm các tình huống thực tế là phương pháp hiệu quả nhất để dạy con điều này. Bố mẹ và con cùng vào vai những nhân vật nào đó và cùng thảo luận với trẻ về những kịch bản “Nếu con là nhân vật đó con sẽ làm như thế nà
ảm nhận suy nghĩ và đưa ra kết quả, bố mẹ và con có thể đưa ra những ý kiến và thảo luận. Hãy để con hiểu rằng những hành động cách con giải quyết vấn đề là rất quan trong trong mọi tình huống.
4. Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc.
Cho con thấy hậu quả của việc mình không kiềm chế được cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Tuy nhiên không chỉ trích về những cơn giận của con vì đó chỉ là những cảm xúc tự nhiên của tất cả mọi người. Thay vào đó bố mẹ nên dạy con những điều con nên làm khi con cảm thấy tức giận giúp con có những cách ứng xử tích cực, sáng suốt. Phân tích cho con hiều cảm giác tức giận là do những cảm xúc tiêu cực gây nên ví dụ như sợ hãi, ghen tị, thất vọng, … để con có một tâm lý tôt nhất và con sẽ dần kiểm soát hành vi tốt hơn khi con có những cảm xúc tiêu cực.
5. Giúp con kiềm chế cảm xúc tốt hơn qua việc đặt ra cho con các nguyên tắc.
Đặt ra những chuẩn mực cho con bằng các nguyên tắc và con có nghĩa vụ phải thực hiện nó. Con sẽ học được rằng mình nên và không nên làm gì. Bên cạnh đưa ra các nguyên tắc bố mẹ cần phân tích cho con hiểu và thực hiện, tránh việc con thấy bất bình và chống đối. Đặt ra các hình phạt nếu con không thực hiện đúng nguyên tắc đó và bố mẹ đừng quên các phần thưởng nếu con thực hiện xuất sắc nhé. Khi con hiểu được các nguyên tắc đó là đúng và hữu ích, trẻ sẽ cố gắng điều tiết bản thân mình.
6. Hướng trẻ đến một mục tiêu lâu dài.
Dạy con hiểu phần thưởng xứng đáng nhất đó là sự nỗ lực, cảm giác thành công và đạt được điều mình mong muốn chứ không phải là lợi ích ngay trước mắt. Ví dụ để đạt kết quả tốt trong một cuộc thi thì cần nỗ lực ôn luyện như thế nào và điểm số không phải là điều quan trọng nhất. Lập bảng biểu và cho trẻ thấy sự thay đổi của con qua thời gian. Hướng dẫn con đặt ra mục tiêu của mình và cho con thấy những nỗ lực để con thay đổi bản thân mình như thế nào điều này sẽ giúp con thấy hài lòng khi đã hoàn thành vì đã đạt được mục tiêu lâu dài.
7. Bố mẹ phải thay đổi mình và biết điều tiết cảm xúc của bản thân.
Những tính cách của con không phải tự nhiên mà chúng hình thành. Trẻ học những điều đầu tiên về cuộc sống là từ bố mẹ những người thân thiết nhất với con. Muốn con kiềm chế cảm xúc tốt đầu tiên bố mẹ cũng phải thật bình tĩnh và tiết chế ở mọi nơi.
Bạn nổi nóng con sẽ nghĩ đó là hành vi đúng đắn khi không hài lòng và con sẽ bắt chước như vậy, khi bạn bình tĩnh và giải quyết tinh huống theo hướng tích cực con sẽ quan sát và học theo.
Một môi trường tốt sẽ hình thành nên một tính cách tốt ở con trẻ. Hãy luôn nhớ rằng tính cách của con chính là tấm gương phản chiếu môi trường sống của con cũng như tính cách của ba mẹ và những người thân xung quanh con.