Làm gì khi con quá hiếu động?

 

Nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và không biết phải làm gì khi con quá hiếu động. Không ít những người làm cha, làm mẹ đã dùng rất nhiều cách như: dọa nát, đánh con… để mong con mình có thể ngồi im một chỗ, không nghịch ngợm. Dưới đây là 5 cách có thể phần nào giúp trẻ bớt hiếu động theo chiều hướng tích cực nhất.

Chọn cách cư xử phù hợp hơn với con

Nhiều người nhầm lẫn rằng việc hiếu động ở trẻ là bản chất và khó có thể thay đổi nên các bậc làm cha, làm mẹ thường có một cách đối xử khác với con của mình. Họ cảm thấy xấu hổ khi có đứa con rơi vào tình trạng quá hiếu động và thường có xu hướng dùng hành vi bạo lực để ngăn chặn sự phát triển tình trạng này ở trẻ.

Trẻ em rơi vào tình trạng quá hiếu động không phải sinh ra đã thế. Trẻ chịu rất nhiều áp lực khi phải đối diện với những thứ xa lạ bên ngoài cuộc sống. Việc cư xử ra sao của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ đối xử với con của mình như thế nào. Trẻ cần sự quan tâm, gắn bó và hơn hết là tình cảm của cha mẹ dành cho mình.

Chính vì vậy, các bậc làm cha mẹ hãy dùng tình yêu thương của mình để tạo được không khí thoải mái và ấm cúng nhất cho trẻ. Đó sẽ là liều thuốc tinh thần quý giá cho những đứa trẻ chưa may mắn rơi vào tình trạng quá hiếu động.

Dạy trẻ các kỹ năng mềm

Việc dạy trẻ các kỹ năng mềm trong cuộc sống là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là với những trẻ rơi vào tình trạng quá hiếu động. Ở những đứa trẻ này, một trong những kỹ năng quan trọng nhất đó là kỹ năng lắng nghe. Trẻ bị quá hiếu động thường rất khó để tập trung lắng nghe một vấn đề nào đó quá lâu, quá dài, quá nhàm chán…

Các bậc cha mẹ có thể tạo cho trẻ khả năng lắng nghe bằng cách nói những câu ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản và kết hợp với hình ảnh hoặc ngôn ngữ cơ thể. Như vậy, trẻ sẽ hình thành thói quen lắng nghe một cách từ từ. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng nên dạy trẻ thêm các kỹ năng mềm khác để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Xây dựng cho trẻ môi trường phát triển

Trẻ rơi vào tình trạng quá hiếu động thường rất khó có thể kiểm soát hành động cũng như lời nói của mình. Việc các bậc phụ huynh xây dựng cho trẻ một môi trường phù hợp là rất cần thiết. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như tạo cho trẻ thói quen khi giao tiếp nói chuyện. Hãy dạy bé cách nói chuyện từng câu chậm rãi.

Đồng thời, cha mẹ hãy xây dựng cho trẻ môi trường không có quá nhiều tiếng ồn, tránh nói to tiếng khi giao tiếp với trẻ cũng như chỉ nên cho trẻ làm quen giao tiếp với từng người một. Không nên giao tiếp một lúc quá nhiều người sẽ khiến trẻ bị loạn.

Khuyến khích trẻ hoạt động đúng cách

Trẻ rơi tình trạng quá hiếu động rất thích được hoạt động. Trẻ có thể hoạt động nhiều giờ trong một ngày mà không thấy mệt mỏi. Chính vì thế, việc khuyến khích trẻ hoạt động đúng cách là việc mà các bậc phụ huynh nên làm với trẻ. Chúng ta có thể chơi cùng trẻ các trò chơi hoạt náo theo chiều hướng tích cực, tránh các trò chơi mang xu hướng kích động như bắn súng, sử dụng gậy…

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên xây dựng một “góc chơi” trong nhà cho trẻ để trẻ có thể thích thú chơi trong nhà mà không sợ gây cảm giác khó chịu cho người khác, sử dụng gậy… Bên cạnh đó, hãy xây dựng một “góc chơi” trong nhà cho trẻ để trẻ có thể thích thú chơi trong nhà mà không sợ gây cảm giác khó chịu cho người khác.

Thay đổi chế độ ăn uống

Với những trẻ rơi vào tình trạng quá hiếu động, các bậc làm cha làm mẹ nên tham khảo các loại thức ăn phù hợp hơn với trẻ. Thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích như: nước ngọt có ga, chocolate, bánh ngọt, … nên hạn chế cho trẻ ăn. Thay vào đó có thể cho trẻ uống sữa đậu nành, nước lọc, các loại hạt đậu (trừ bắp ngô)… để phần nào giúp trẻ ổn định và tĩnh tâm hơn.

Với bài viết Làm gì khi con quá hiếu động trên đây, hi vọng phần nào có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh đang có con trong tình trạng quá hiếu động.

Call Now Button