Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ,giao tiếp giữa cha mẹ và con cái luôn là gánh nặng của bất kỳ gia đình nào, và đôi khi trở nên khó khăn, và càng khó khăn hơn khi con trẻ bước vào tuổi dậy thì. Và hầu như bố mẹ đang bỏ lỡ thời gian của mình và không hề quan tâm đến con, và đôi khi họ hay than phiền vì những hành động và lời nói của con. Là cha mẹ thay vì ngạc nhiên trước thái độ và cách ứng xử của con, cha mẹ hãy nhớ lại chính bản thân mình khi ở độ tuổi này thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Vậy giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đơn gian là” Đừng bao giờ ngừng cố gắng”. Bố mẹ hãy đọc bài viết mà Wedo – wegood chia sẻ nhé!

1. Hãy học cách lắng nghe con trẻ

Nhiều cha mẹ luôn cho rằng, đã nói ra điều gì là con trẻ phải thực hiện, nhiều con làm theo kiểu mệnh lệnh để thỏa mãn yêu cầu của bố mẹ, điều đó hoàn toàn sai. Hãy lắng nghe tích cực, và bạn nên áp dụng. Đồng thời, cha mẹ cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, ….và các biểu cảm gương mặt của trẻ vì chúng đều có thể truyền đạt  những thông tin quan trọng.

2. Giao tiếp bằng mắt với trẻ

Đôi khi cha mẹ hay thờ ơ với con trẻ, nhiều lần nói chuyện với trẻ mà vẫn không rời mắt khỏi trang báo, TV…hay đơn giản là tiếp tục rửa chén bát khi nói chuyện. Đơn giản bố mẹ hãy nhìn vào mắt trẻ khi cả 2 đang trò chuyện cùng nhau. Đó là một trong những cách giao tiếp ngầm và làm trẻ hiểu rằng” ba mẹ thật sự đang quan tâm đến nhưng điều mà con đang nói”

3. Nghe và hiểu con

Lời nhắc nhở mà bậc làm cha làm mẹ chúng ta thường nói với trẻ cũng cần được áp dụng cho chính bản thân chúng ta. Cha mẹ hãy luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận của trẻ, hãy để trẻ nêu lên ý kiến, ngay cả khi bạn không đồng ý. Nếu quan điểm của trẻ là sai thì bạn cũng nên lắng nghe để có những định hướng cho trẻ một cách khéo léo.

4. Hãy luôn đặt những câu hỏi mang tính gợi mở cho trẻ

Muốn trò chuyện lâu dài với con, hãy luôn đặt những câu hỏi mang tính gợi mở cho con trẻ, điều đó khá thú vị cho câu chuyện của bạn và con, hãy tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận và duy trì cuộc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái nhằm giúp trẻ chia sẻ ý kiến, chính kiến của bản thân. Các câu hỏi đưa ra để có hiệu quả cần đi vào chi tiết, và dựa vào những gì bạn đã biết  về cách suy nghĩ của trẻ.

5. Cho nhau mọi cơ hội để cùng trò chuyện

Cuộc sống không ngừng nghĩ, và luôn tất bật, thật khó để tìm được một thời điểm lý tưởng để tâm sự với con, thay vì chờ đợi thời gian, cha mẹ hãy chủ động bắt chuyện cùng trẻ mỗi khi có thể.

6. Chia sẻ kinh nghiệm sống của chính cha mẹ cho con nghe

Là bạn với con thì không ngại chia sẻ bất cứ điều gì, hãy cảm thấy thoải mái để chia sẻ những trải nghiệm của bạn với con, tuy nhiên cha mẹ cũng phải cân nhắc chỉ chia sẻ những gì phù hợp. Đôi khi có thể trẻ không chịu nghe hoặc không hiểu được những gì bạn muốn trẻ lĩnh hội từ câu chuyện, nhưng một lúc nào đó, con sẽ suy nghĩ về những điều bạn nói.

7. Luôn làm điểm tựa vững chắc cho trẻ

Cho trẻ một điểm tựa, hãy cho trẻ một sự an tâm nhất định nếu gặp bất cứ vấn đề nào xảy ra trẻ nào có thể tâm sựu cùng cha mẹ. Luôn tỏ thái độ chỉ khiến cầu nối giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ thêm phần căng thẳng mà thôi, hãy làm cho trẻ hiểu rằng đôi khi có thể ba mẹ không đồng tình với những điều trẻ làm nhưng vẫn luôn luôn được yêu thương

8. Để trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác ngoài cha mẹ

Tình thân là một mối liên kết đặc biệt, thỉnh thoảng vẫn có những lúc trẻ cần sự giúp đỡ từ một người khác. Hãy để trẻ tâm sự với một người khác mà trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Trẻ sẽ biết xung quanh mình có nhiều nguời quan tâm và sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ.

Hãy luôn là người cha, người mẹ tinh ý và luôn tạo cơ hội để trò chuyện cùng con về bất cứ vấn đề nào, đây cũng là cách để mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được thắt chặt hơn.

Call Now Button