Trẻ con ngay từ khi nhận thức được đã có phản ứng và cãi lại khi con không vừa ý hoặc để che giấu lỗi cho bản thân. Đồng thời, cha mẹ không cùng con phân tích, tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết vấn đề. Con sẽ có những tật xấu như: sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ chịu trách nhiệm, luôn che chắn trong vỏ bọc an toàn và không nhận diện được bản thân nên hay không nên, đúng hay sai.
Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và các tương tác của cha mẹ để hiểu rõ tại sao con hay cãi lại cha mẹ?
Thứ nhất: Con quá được chiều chuộng
Khi còn nhỏ, các cha mẹ bao bọc, chiều chuộng con và luôn nghĩ con còn nhỏ, chưa làm được nên tất cả các công việc cá nhân của con đều có sự giúp đỡ của cha mẹ và ông bà.
Khi con đã lên 3 tuổi, con bắt đầu nhận diện các công việc của mình. Đồng thời, con có nhu cầu thực hiện, thích thể hiện bản thân nhưng cha mẹ chưa tạo cho con những thói quen để con chủ động.
Bắt đầu lên 4, 5 tuổi, thậm chí đi học cấp 1, con vẫn còn ỉ lại, dựa dẫm và nhận sự chiều chuộng rất nhiều từ người lớn trong gia đình và chưa thực sự độc lập. Con cảm thấy khó chịu, tức tối khi cha mẹ luôn thúc giục, nhắc nhở từ việc đánh răng, rửa mặt, ăn, đi ngủ,…
Tất cả đều là cha mẹ mà chưa phải từ con có trách nhiệm với bản thân mình. Con sợ mẹ khi mẹ quát to, con sợ bố khi bố đánh đòn,… nhưng con chưa biết bắt đầu từ đâu và thực hiện như thế nào cho đúng.
Bởi vậy, khi gặp bất kỳ vấn đề gì khi được hướng dẫn và con chưa hoàn thành con đều có lí do, chưa lắng nghe đã phản ứng và cãi lại:
- Tại vì mẹ bảo con
- Tại vì cái chổi này to quá;
- Nhưng mà con đã làm xong rồi mà
- Tại mẹ, …
Thứ hai: Khi con bị bắt ép, thúc giục hằng ngày
Với tất cả các nhiệm vụ hằng ngày, con chưa vào nề nếp mà cha mẹ chưa kiên trì, quyết liệt cùng con xây dựng các mục tiêu.
Với các con chưa hiểu hết được trách nhiệm của bản thân, nên sẽ có suy nghĩ rằng đây là những công việc thường ngày của cha mẹ chứ không phải của con, bởi cha mẹ chưa bao giờ giao nhiệm vụ đó cho con; đã có giúp việc thực hiện,…
Đó không phải là trách nhiệm của con cần phải làm và con không cần quan tâm, bởi hằng ngày vẫn có quần áo sạch để mặc, có giầy dép để đi,…
Khi cha mẹ cảm thấy con đã lớn mà lười làm việc, lúc đó cha mẹ bắt đầu giao việc khiến con phản ứng gay gắt; khi con không hoàn thành, cha mẹ cắt quyền lợi mà con chưa hiểu được trách nhiệm với các công việc nhà là của mình.
Hằng ngày, cha mẹ bắt con phải lau nhà, bắt con phải gấp quần áo, lau bàn ghế,… nhưng con thực hiện chống đối, không tự giác…Cha mẹ lại quát mắng con dẫn đến con cảm thấy không vui vẻ, hài lòng với cha mẹ.
Dần dần con càng ỉ lại, càng lười biếng bởi con chưa làm bao giờ, con chưa được hướng dẫn cách thực hiện ra sao. Bất kỳ tình huống nào con cũng phản ứng và cãi lại:
“Tại sao con phải làm? Con không phải là người hầu của mẹ”.
Với những câu nói của các con, đôi lúc làm cho cha mẹ giật mình, ngỡ ngàng vì chưa bao giờ con nói như vậy.
Cha mẹ hãy để cho con bung hết các cảm xúc tiêu cực và hãy cùng con hoán đổi tư duy tích cực hơn nhé.
Thứ ba: Cha mẹ chưa thực sự thấu hiểu con
Khi con chưa có mong muốn và đề xuất đưa ra chính kiến của mình, thì cha mẹ cho rằng con còn yếu và không tự tin thể hiện bản thân. Khi con đã nhận thức và tư duy khá hơn, con đã chia sẻ những mong muốn của bản thân và có đề xuất từ cha mẹ nhưng cha mẹ luôn áp đặt và nghĩ con còn nhỏ.
Có những cha mẹ luôn nhấn mạnh với con là cuộc sống của con là do mẹ chịu trách nhiệm nên tất cả những hoạt động của con phải theo ý kiến của mẹ.
Do đó, con chưa được sống với trách nhiệm của chính mình để nhìn nhận và thay đổi bản thân.
Cha mẹ luôn lấy lý do phải có trách nhiệm với con, nên kiểm soát con quá chặt chẽ, sử dụng các động từ mạnh khi nói chuyện với con như: “Mày im đi…”
Cha mẹ thường xuyên thúc giục con học vì sợ con đi học muộn sẽ bị cô giáo nhắn tin về hoặc mời lên họp nên con đã viện vào cớ đó để dựa dẫm vào cha mẹ. Con có thể dậy nhưng con không dậy, đợi mẹ gọi,…
Rất nhiều cha mẹ quá cứng nhắc và chưa lắng nghe những chia sẻ của con và đã hình thành cho con những tính cách như phản ứng gay gắt, chống đối không đi học; luôn cãi lại cha mẹ khi cha mẹ đưa ra bất kỳ ý kiến nào với con. Dường như, con phản ứng lại để gồng mình chống đối và thể hiện cá tính gai góc của bản thân.
Đó chính là lý do tại sao con hay cãi lại cha mẹ.
Cha mẹ hãy luôn là tấm gương để con cái học tập và thể hiện bản thân quyết liệt với 4 chữ dám:
- Dám nghĩ
- Dám làm
- Dám chịu trách nhiệm
- Dám thay đổi.