Tư vấn tâm lý học đường

Văn minh của xã hội hiện đại là hãy cho con tư vấn tâm lý học đường sớm

Tư vấn tâm lý học đường giúp đón đầu áp lực, bất ổn trong tính cách, tâm lý, thái độ, nhận thức và ngăn chặn các nguy cơ bất ổn trong đời sống tinh thần của con

  • Đừng để con nuôi dưỡng Stress và rối loạn lo âu vì nó khiến con rất khổ.
  • Đừng để con phát tác trầm cảm, tâm thần hoang tưởng rồi mới chữa thì đã muộn.
  • Đừng để con lì, bướng, chống đối, bất hợp tác, hư hỗn nhưng chờ con lớn sẽ thay đổi
  • Đừng thấy con học kém, không thích học, buông bỏ nhưng chỉ biết nhồi ép mà không biết giúp con như thế nào cho đúng.
  • Đừng thấy con nhút nhát, giao tiếp kém, không có bạn chơi, thu mình… mà cho rằng chẳng sao vì con sẽ mất niềm tin, không có năng lượng để phát triển tốt.
  • Đừng để con đòi hỏi, cãi bướng, đua đòi, nghiện game, nghiện công nghệ mà cho rằng bình thường thôi vì bố mẹ sẽ là nạn nhân của chúng.
  • Đừng để con bị bắt nạt, tẩy chay và cho rằng không chơi và tránh đi với những đứa gây chuyện đó là được.
  • Đừng thấy con dễ nổi nóng, dễ mất kiểm soát cảm xúc, hành vi mà cho rằng bình thường.
  • Đừng thấy con khó ngủ, ảo tưởng trong tưởng tượng mà cho rằng không sao
  • Đừng thấy con cợt nhả nhơn nhơn, không thể tập trung tự giác làm gì mà tưởng cứ bám sát thúc giục là dạy con thành công.
  • Đừng tưởng con chỉ lười học, con chỉ học chậm, con chỉ thụ động thôi không sao mà không biết đó có thể là sự dừng lại của tự phát triển thậm chí thụt lùi.
  • Đừng tưởng con chỉ cần học giỏi còn mọi vấn đề khác chẳng sao cả, lớn lên khắc tự thay đổi vì chỉ có phần cứng thì chẳng khác gì rèn cái kiếm thật đẹp nhưng cất đi để gỉ sét.

Với hơn 20 năm trong hoạt động thực tế tiếp xúc với hàng chục ngàn gia đình, cha mẹ, con cái để thực sự thấu hiểu từng ngóc ngách mỗi vấn đề trong nhận thức, tính cách, tâm lý, thái độ, hành vi của các con. Mỗi gia đình mỗi màu sắc khác nhau, mỗi con trẻ cũng được vẽ nên mỗi màu, mỗi nét vẽ khác nhau.

  • Đã có rất nhiều niềm vui, sự hạnh phúc bởi những nét vẽ đơn sơ nhưng đúng hướng.
  • Nhưng cũng có rất nhiều nét vẽ phức tạp tạo nên sự chệch hướng không ngừng
  • Không cố tình, không hữu ý… chỉ là vô tình trong quá nhiều kiến thức lộn xộn nhưng tưởng đúng, trong quá nhiều quan điểm và các quyết định tưởng tốt cho con nhưng bị ngược lại.
  • Với nhiều cha mẹ là sự hối hận, với nhiều con trẻ là sự khép lại tương lai trong sự chệch hướng, trong sự thui chột hết khả năng tự lớn.

Buông hay níu, nhận ra hay vẫn cố chấp để chỉ quan tâm đến thể chất, vật chất, học giỏi mà quên đi đời sống tinh thần của con một cách đáng tiếc.

  • Hãy nhớ rằng, người lớn áp lực và bế tắc ra sao, thậm chí cảm thấy mất phương hướng trong các mối quan hệ, trong công việc, trong cuộc sống như thế nào thì con trẻ cũng vậy.
  • Nhưng người lớn có thể đi kiếm tìm nơi để được tư vấn giải tỏa, kiếm tìm nơi để học hỏi phát triển bản thân…, còn với con trẻ chỉ biết cam chịu, thậm chí chỉ thấy trống rỗng chán chường vì không đủ năng lực cảm thận được bản thân mình đang áp lực, đang bất ổn.

Hơn 20 năm, chứng kiến quá nhiều, gào thét với các cha mẹ cũng rất nhiều…, nhưng vẫn thấy rằng cha mẹ Việt khó mà bỏ được thói quen “Nước đến chân vẫn chưa nhảy, có vấn đề nặng rồi mới nhảy thì đã muộn”.

  • Con khóc ấm ức, thổn thức “Con đã áp lực và thấy mình có vấn đề về tâm lý từ năm lớp 7 nhưng nói thì mẹ con gạt đi và cho rằng vớ vấn”.
  • Người mẹ nuối tiếc, hối hận “Em cứ nghĩ rằng con mới lớp 6 thì sao mà bị áp lực, lười hoc thì kêu ca thế thôi chứ không nghĩ con căng thẳng đến mức sợ hãi rồi đến bệnh viện tâm thần trung ương khám mới biết con bị Rối loạn lo âu”.
  • Người cha dằn vặt, đau đớn “Từ khi biết con bị Tâm thần phân liệt em sụt hơn 10kg, bác sĩ nói tương lai con em phải ngừng học và khó để tự lập được sau này”
  • Người con đấm ngực bất lực “Bác biết không, tại sao con nên nông nỗi này khi trước kia con học rất giỏi, vì con thực sự sợ học, con căng thẳng sợ hãi nhưng bố mẹ không cho phép con được nói ra”
  • Người mẹ khóc lóc cam chịu “Em chiều và phục vụ nó quá, nên nó mất hết bản tính của đứa con chị ạ, nó dằn vặt đánh em khi không đạt được thứ nó muốn, em đang bị bệnh ung thư nhưng nói với con, nó còn cười khẩy tưởng em dọa thì làm sao có được sự quan tâm thương xót của con với mình hả chị’.
  • Người cha bất lực “Hết thuốc chữa rồi chị ạ, nó hút cỏ, hút bóng cười, đua xe, thích thì bỏ học và bỏ nhà đi cả tháng, hai vợ chồng phải thay phiên nhau nghỉ ở cơ quan để bám sát nó nhưng mất kiểm soát”
  • Đứa con gào thét “Con ghét mẹ con, con chỉ muốn mẹ con đi ra khỏi nhà đi. Tại sao cứ bắt con phải học, suốt ngày học, học… học để phát điên à”
  • Người cha hối hận “Cứ tưởng nó thông minh chị ạ, nhưng đúng như chị nói nó bị tăng động giảm chú ý từ bé nhưng chữa sai nên không khỏi dứt điểm, bây giờ tiếp tục với tâm lý chống đối mất kiểm soát nên nó như con thú hoang mỗi khi không vừa ý, cả nhà xáo trộn cả hai năm nay rồi chị ạ, mệt mỏi lắm”

Rất nhiều những câu chuyện, nhiều giọt nước mắt và sự thổn thức hối hận. Các bố mẹ có lỗi không? KHÔNG! Ngược về các thời điểm trước đó thì họ cũng như bao cha mẹ khác “Con người khác có thể bị hư, bị tâm lý…, chứ con tôi sao mà bị vậy được, linh tinh vớ vẩn” để rồi “Biết, hiểu rồi thì hình như đã mất đi rất nhiều cơ hội phát triển tốt nhất cho con, thậm chí đã muộn”.

  • Con có làm sao đâu mà tư vấn tâm lý, mà phải học kỹ năng sống
  • Phải có vấn đề thì mới đến những nơi đó chứ…, vớ vẩn…

Sự lạ lùng và chủ quan quay lưng với giá trị quan trọng nhất của con người là “Chăm sóc đời sống tinh thần” để có sức khỏe thể chất. Ai cũng hiểu đời sống tinh thần quyết định phần lớn vấn đề bệnh tật của cơ thể, quyết định vận động đời sống mỗi người nhưng ai cũng bỏ qua một cách thiếu hiểu biết. Cứ để âm ỉ nuôi dưỡng bệnh tật thể chất từ chính bệnh tật tinh thần.

KHI NÀO CẦN CHO CON THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG NHƯ MỘT SỰ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỂ TOÀN DIỆN VÀ TỐT NHẤT

  • Khi con đang ở cuối và đầu năm học các cấp
  • Khi con lì, bướng, chống đối, bất hợp tác, hư hỗn
  • Khi con tư duy chậm, học kém, sợ học, không thích học
  • Khi con căng thẳng, dằn vặt đổ lỗi, suy nghĩ tiêu cực
  • Khi con hay nổi nóng, mất kiểm soát cảm xúc và hành vi
  • Khi con nhút nhát, thu mình, không có bạn chơi, bị bắt nạt, bị tẩy chay
  • Khi con chậm chạp, thụ động và không tự lập cá nhân
  • Khi con có các dấu hiệu chậm nói, chậm phát triển, chậm tư duy
  • Khi con có dấu hiệu RLPTK, Tăng động giảm chú ý, không thể tập trung
  • Khi con có dấu hiệu rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, tâm lý chống đối
  • Khi con bất hòa với cha mẹ, thầy cô, bạn bè…
  • Khi con sa đà thậm chí nghiện game, công nghệ, a dua bạn xấu
  • Khi Con không có mục tiêu, không có năng lượng, không có ý chí phát triển bản thân.
  • Khi con có các bất ổn trong nhận thức, tính cách, thái độ, tâm lý, hành vi và yếu các kỹ năng, khả năng…

Tham vấn tâm lý học đường đề một lần con khám phá chính mình, bố mẹ thấu hiểu con mình từ đó hiểu được con Có gì, chưa có gì, yếu gì, thiếu gì, mạnh gì và các nguyên nhân từ đó có các giải pháp giúp con tốt nhất.

Đừng nặng nề và nghĩ rằng đi tư vấn tâm lý học đường là có vấn đề mà hãy thả lỏng để hiểu đúng mà nói với con “nào chúng ta cùng đi nghe chuyên gia tư vấn định hướng để xem con sẽ phát triển bản thân như thế nào để thành công trong học tập và trong tương lai sau này”

ĐĂNG KÝ

    Call Now Button