Số 5 – Tìm hiểu để phòng chống xâm hại tình dục trẻ em

Tìm hiểu để phòng chống xâm hại tình dục

 

Thời gian vừa qua cụm từ “xâm hại tình dục trẻ em” đang xuất hiện rất nhiều trên các trang báo như lời cảnh báo về vấn nạn này. Vậy xâm hại tình dục trẻ em là gì? làm thế nào để phòng chống vấn nạn xâm hại tình dục … hãy cùng Đức Đạt tìm hiểu nhé.

1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em:

Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục mà trẻ không đủ khả năng, không hiểu hoặc không đủ tâm thế để đưa ra các quyết định đối với các hành vi này.

2. Nạn nhân:

Nạn nhân bao gồm cả bé trai và bé gái. Theo thống kê, cứ 4 bé gái thì 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé nam thì một bé bị xâm hại tình dục. Đây là một bạn số đáng báo động về vấn nạn này.

3. Thủ phạm:

Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai, bao gồm cả nam giới và nữ giới, thuộc mọi nghề nghiệp, lứa tuổi, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, quốc gia khác nhau…. Đặc biệt, 93 % thủ phạm là người quen của nạn nhân, 47% thủ phạm là họ hàng, người trong gia đình của bạn nhân

4. Hình thức xâm hại:

Hiện tại, xâm hại tình dục ở trẻ em có 2 hình thức chính

  • Hình thức xâm hại tình dục có động chạm: Là các hành vi sờ, động chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể trẻ, quan hệ tình dục
  • Hình thức xâm hại tình dục không động chạm: Người xấu nhìn vào bộ phận riêng tư, xem các hình ảnh và tranh ăn mặc hở hang ,bắt cởi quần áo trước mặt họ…

5. Thủ đoạn xâm hại tình dục:

Thủ phạm thường dùng các thủ đoạn khác nhau để tiếp cận trẻ như cho trẻ tiền, mua đồ chơi cho trẻ, cho trẻ đi chơi…. Tuy nhiên, các bước để thực hiện thủ đoạn của thủ phạm bao gồm

6. Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi vấn nạn xâm hại tình dục?

Tìm hiểu để phòng chống xâm hại tình dục

Nhận diện những hành vi được cho là xâm hại tình dục:

Hiện tại, các bạn nhỏ chỉ hiểu xâm hại tình dục là quan hệ tình dục chứ chưa nắm bắt được các hình thức xâm hại khác như: Xem ảnh, video, sờ mó vào các bộ phận riêng tư… Vì vậy chúng ta cấn nắm bắt được chi tiết các hành vi xâm hại tình dục để phòng tránh, cảnh giác.

Tìm hiểu về giới tính:

Muốn bảo vệ được bản thân, bạn cần phân biệt được sự khác biệt  giữa bạn trai và bạn gái, về những nơi được gọi là “vùng riêng tư”… để bạn trẻ hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ “vùng riêng tư ấy” bằng cách không cho ai động, chạm vào vùng riêng tư của mình, có sự phản kháng mạnh mẽ khi ai đó cố tình động chạm vào “vùng riêng tư”. Việc bạn hiểu về giới tính của mình cũng là cách giúp cho bạn có những kỹ năng chống lại việc xâm hại tình dục.

Tìm hiểu các  kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục:

Ngoài việc hiểu rõ về giới tính cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân thì bạn cũng cần

  • Không chơi một mình ở những nơi vắng vẻ
  • Không nhận đồ ăn, đồ uống, tiền hay quà…mà người lạ cho
  • Không cho người lạ (thậm chí là người thân) vào nhà khi chỉ ở nhà một mình
  • Không sang nhà hàng xóm chơi khi chỉ có 1 người ở nhà hay chưa có sự cho phép của cha mẹ
  • Hướng dẫn bạn ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ hay những số điện thoại khẩn cấp  để trẻ có thể sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp

Quy tắc quần lót và quy tắc bàn tay

– Quy tắc quần lót (Pants rules)

  • P = Private (Riêng tư): Không ai có thể nhìn hay chạm vào vùng riêng tư của bé trừ bố mẹ, bác sĩ. Trong đó bác sĩ cần phải mặc đồng phục và khám trong giờ chữa bệnh
  • A – Always remember your body belongs to you: Cơ thể bạn là của chính bạn, không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể của bạn mà khiến bạn khó chịu
  • N – No means no (Không là không): Bạn hãy nói “KHÔNG” với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.
  • T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến bạn buồn): Cha mẹ giải thích cho bạn về sự khác biệt giữa những bí mật “tốt” và “xấu”. Bí mật “xấu” là cái khiến bạn cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi. Bạn cần nói ra.
  • S – Speak up (Lên tiếng): Khi nào cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo…

– Quy tắc bàn tay:

Bàn tay của chúng ta có 5 ngón và cũng được chia thành 5 vòng tròn giao tiếp. 

  • Ôm: Dùng với người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. 
  • Nắm tay: Với bạn bè, thầy cô, họ hàng.
  • Bắt tay: Khi gặp người quen.
  • Vẫy tay: Nếu đó là người lạ.
  • Xua tay: không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

Hãy cùng tìm hiểu để chung tay bảo vệ chính mình và những người xung quanh mình bạn nhé.

Phóng viên: Trần Đức Đạt – K74 PP (5-6)

Call Now Button