Các bậc cha mẹ thường có suy nghĩ: “con 2 tuổi có gì cần phải dạy”, “mới 2 tuổi thì suy nghĩ của con còn non nớt”,… Đó là quan niệm sai lầm. Trẻ 2 tuổi là thời điểm thích hợp nhất để giáo dục con. Hãy cùng Wedo – Wegood tìm hiểu xem cách dạy trẻ 2 tuổi như thế nào nhé!
Những cách dạy trẻ 2 tuổi khoa học
Phương pháp giáo dục khoa học mà những ai đang làm cha mẹ nên biết là hãy dạy con làm sao để phát triển tốt nhất về thể chất lẫn não bộ. Cùng tham khảo các phương pháp dưới đây:
Phát triển thể chất và vận động
Trẻ 2 tuổi đã có thể tập đi lại, tập chạy nhảy nô đùa. Hoạt động thể chất có tác dụng rất lớn đến sự phát triển trí não và cơ thể. Nguồn năng lượng bên trong được phát huy thông qua hoạt động thể chất, giúp tăng cường kết nối các tế bào thần kinh. Từ đó, não bộ sẽ nhạy bén hơn trong việc xử lý thông tin, tăng khả năng ghi nhớ.
Cha mẹ không nên bồng bế, ôm ấp, để con ngồi một chỗ như trong xe ô tô quá lâu. Vì điều này sẽ khiến trẻ giới hạn khả năng di chuyển. Ở độ tuổi hiếu động, chân tay luôn hoạt động, không thể bắt trẻ ngồi yên một chỗ được. Nếu trẻ cứ bị kiềm chế suốt như vậy thì chính bố mẹ đã hạn chế đi sự phát triển của con mình.
Ở Nhật Bản, dù trẻ chỉ mới 1 tuổi rưỡi hay 2 tuổi, bố mẹ đã cho con đi bộ với mình như một bài tập hàng ngày. Bởi vậy, trẻ con ở Nhật rất khỏe mạnh và sớm được dạy dỗ khoa học từ bé, đáng để chúng ta học hỏi.
>>>Xem thêm: Các hoạt động của con tại Wedo Wegood cha mẹ XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Phát triển ngôn ngữ và cảm xúc
Dù chỉ 2 tuổi nhưng trẻ cũng đã có suy nghĩ và nhận thức các sự vật xung quanh mình. Đây là thời điểm mà cha mẹ nên chú trọng giáo dục ngôn ngữ, tư duy cảm xúc cho con. Có những đứa trẻ phát triển trí tuệ rất nhanh. Và việc phát triển ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trí não. Nếu cha mẹ cho con tập nói chuyện hàng ngày, dù chỉ mới 1 tuổi chứ không phải đến 2 tuổi thì đó cũng là yếu tố giúp não bộ trẻ phát triển hơn.
Trò chuyện với con hàng ngày là cách đơn giản nhất. Nhưng nếu thêm vào các trò chơi ngôn ngữ, đối đáp, đọc truyện cho con hay mở nhạc và hát,… sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đấy!
Cảm xúc cũng hình thành từ việc tiếp xúc ngôn ngữ. Thông qua chuyện kể cho con, bạn hãy nói nhiều hơn về tính nhân văn sau mỗi câu chuyện. Nên nói về các câu có nguyên nhân kết quả. Vì trẻ sẽ tò mò và bạn cũng dễ giáo dục con hơn.
Cho con sớm làm quen với sách
Bạn đang nghĩ “trẻ 2 tuổi làm gì đã biết chữ mà lại cần sách?” nhưng đây thực sự là phương pháp mà cha mẹ nên áp dụng. Đâu chỉ có sách chữ, sách bìa chỉ có hình ảnh cũng rất tốt để dạy trẻ rồi. Các cuốn sách truyện thiếu nhi thường có hình ảnh bắt mắt, sinh động. Mẹ có thể dùng những cuốn sách như vậy để kể chuyện và cùng con tìm hiểu nội dung câu chuyện qua hình ảnh trên giấy.
Hình ảnh có tác động đến trí tuệ của trẻ. Bởi vậy, khi vừa chỉ trỏ, đoán nội dung cùng con, mẹ hãy đọc to các đồ vật, con vật hay cả màu sắc trong sách. Đây cũng là cách nâng cao vốn từ ngữ cho trẻ, kích thích trí tưởng tượng và phát triển tư duy cho con.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Cho con chơi trò chơi tư duy
Bố mẹ thường lạm dụng điện thoại thông minh để dỗ dành con chơi hay ăn uống, còn mình thì bận bịu với công việc khác. Hãy từ bỏ thói quen này nếu muốn con khôn lớn khỏe mạnh chứ không phải đứa trẻ say mê trong thế giới 4.0. Các trò chơi tư duy rất nhiều, phù hợp với trẻ 2 tuổi. Đâu cần đến thiết bị điện tử làm gì? Đơn giản, bạn có thể cho con chơi với bút tô màu, tập tô vào tranh hoặc chơi nặn đất sét, sắp xếp hình khối,… Tuy chỉ là trò chơi đơn giản, không cần cầu kỳ chuẩn bị nhưng rất tốt cho trẻ, kích thích tư duy logic.
Diễn tả hộ suy nghĩ của trẻ
Vì đang trong giai đoạn tập nói nên có những tình huống, trẻ không thể nào diễn tả được ý muốn của mình. Trong trường hợp này, bạn không nên nóng vội hay gắt gỏng vì đợi con nói mà hãy hỏi han, gợi ý những vật, câu từ xem có phải là ý con nói hay không. Khi con gật đầu thì bạn hãy dạy luôn cho con cách nói về đồ vật mà con muốn.
Hoặc khi con khóc, muốn thứ gì đó hay uất ức điều gì, bạn hãy đặt mình vào vị trí của con. Đừng chỉ biết la mắng và hỏi “sao con lại khóc”.
Kích thích trẻ tưởng tượng
Trí tưởng tượng phong phú là tiền đề để trẻ phát triển tư duy, nhận thức về thế giới quan một cách nhanh chóng. Bạn hãy cho trẻ ra ngoài nhiều, như đi chơi công viên, đi bộ để quan sát mọi vật xung quanh. Khi trời mưa, hãy hỏi con xem trời mưa thì sẽ thế nào,… Thông qua hình ảnh trên sách vở, báo chí để cho con nhận biết một số hiện tượng như mưa bão, cầu vồng sau mưa, các loài động vật,…
Càng tưởng tượng nhiều, trẻ càng mở rộng tâm hồn và phát triển trí tuệ tốt hơn.
ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON
KHÓA HỌC KỸ NĂNG TOÀN DIỆN
TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT