Vai trò của ngôn ngữ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ

Vai trò của ngôn ngữ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ

Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Chính vì vậy, trong 5 năm đầu đời của trẻ thì việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm.

Nhiều trường hợp phụ huynh thấy con mình chậm nói là phụ huynh cho rằng con đang mắc phải bệnh gì đó. Nhưng các bậc phụ huynh không thể dựa vào đó để quy chụp luôn cho con là chậm phát triển, mắc những bệnh bẩm sinh như câm, điếc hay mắc các hội chứng tự kỉ, tăng động giảm chú ý.

Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ còn phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ đang ở giai đoạn nào. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ các biểu hiện, hành vi của trẻ có phải là dấu hiệu bị chậm nói hay không? Và nguyên nhân trẻ bị chậm nói là do đâu.

Nếu con bạn 2 – 3 tuổi bạn thấy con không chịu nói hay cách diễn đạt ngôn ngữ kém thì phụ huynh cũng không cần lo lắng quá vì lứa tuổi đó vẫn chưa đáng lo ngại và phụ huynh có thể khắc phục nhược điểm này của con thông qua việc giao lưu với con thường xuyên, dạy con từ những câu đơn giản nhất như phân biệt người thân, tên các đồ vật trong gia đình…

Chúng ta đã biết ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp, từ hoạt động giao tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được thường xuyên nói chuyện, không thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động.

Ví dụ: Trẻ muốn lấy quả cam nhưng trẻ chưa bao giờ được dạy những từ đó, chưa bao giờ được nghe những từ đó thì trẻ không thể phát âm ra được, lúc này trẻ chỉ có thể thỏa mãn mong muốn của mình qua hành động như chỉ tay, cầm tay người khác lấy đồ cho mình. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Nếu việc trẻ thường xuyên dùng hành động để hướng người khác thỏa mãn mong muốn của bản thân mà không chịu thể hiện suy nghĩ, mong muốn bằng lời nói thì phụ huynh cần phải lưu ý và dành thời gian dạy con, hướng dẫn con ngay lúc đó, con muốn lấy đồ vật gì, muốn làm gì thì phải nói ra.

Người ta thường nói “Câm đi liền với điếc” nếu con không có những phản ứng khi bị gọi bất chợt, hoặc không có phản ứng khi bị quát to thì đây có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến khả năng chậm nói của trẻ. Vì khi trẻ không nghe thấy, không hiểu người khác đang nói gì trẻ không thể làm theo, nói theo được.

Trước tiên, phụ huynh cần kiểm tra khả năng phản xạ của con bằng các câu hỏi, hoặc khi con đang đi thì phụ huynh kiểm tra bằng cách “gọi tên con bất ngờ”, nhờ con làm việc gì đó xem phản ứng của con thế nào? Khi gọi con bất ngờ như vậy  thì con có phản ứng quay lại hay không?. Nếu trường hợp gọi con nhiều lần, gọi thường xuyên mà con không có phản ứng gì thì phụ huynh nên cho con kiểm tra về tai xem con có vấn đề gì.

Hiện nay có rất nhiều cơ sở, trung tâm chuyên giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Nhưng phụ huynh cũng nên hiểu rằng, không có nơi nào thích hợp nhất dạy trẻ chính là từ gia đình. Vai trò của ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì vậy có rất nhiều phương pháp hiệu quả khắc phục những nhược điểm về ngôn ngữ của trẻ mà các bậc phụ huynh có thực hiện.

1. Gia đình luôn là bạn của trẻ

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường trong gia đình. Hay nói cách khác gia đình là cái “nôi” phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong những năm phát triển đầu đời của trẻ mà gia đình bỏ buông, không thường xuyên nói chuyện với trẻ thì việc trẻ bị chậm nói là điều sẽ xảy ra.

Gia đình không tạo ra môi trường để trẻ được trải nghiệm thì tư duy và ngôn ngữ của trẻ sẽ không phát triển được. Vì vậy, gia đình luôn dạy trẻ những điều đơn giản nhất, những từ ngữ đơn giản đến phức tạp. Dạy trẻ những cách diễn đạt những câu đơn giản mà có nghĩa, đến dạy con những bài thơ, bài hát ngắn giúp con biết cách sắp xếp từ ngữ, cách diễn đạt lưu loát.

2. Dạy con phải thể hiện suy nghĩ thông qua lời nói và hành động

Vai trò của ngôn ngữ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ

Phụ huynh dạy trẻ muốn cho người khác hiểu mình đang muốn gì, đang cần gì…thì phải biểu đạt, thể hiện bằng lời nói, sau đó bằng hành động. chứ không phải chỉ nghĩ trong đầu là đủ, cũng không phải chỉ bằng hành động là đủ. Mà ba điều đó phải đi liền với nhau, gắn bó với nhau. Nếu trẻ chỉ thể hiện suy nghĩ bằng hành động phụ huynh cần dạy con cách nói, cách nhờ người khác lấy đồ…như thế nào?. Nếu để lâu, con sẽ hình thành cho mình thói quen tiêu cực, không chịu nói, chậm nói.

3. Tạo cơ hội để trẻ có thể giao lưu, giao tiếp

Việc tạo môi trường giao lưu cho trẻ rất quan trọng. Tâm lý trẻ theo “cơ chế bắt chước” những người khác vì vậy việc trẻ được giao lưu với những người xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành cho mình vốn từ ngữ phong phú hơn.

Phụ huynh phải thường xuyên cho con đến những nơi có hoạt động tập thể, những nói đông người, đến lớp học để trẻ có nhiêu cơ hội để giao lưu, vui chơi như vậy mới tạo được môi trường cho trẻ hoạt động giao tiếp.

Vai trò của ngôn ngữ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, nó chính là công cụ để trẻ có thể biểu đạt từ suy nghĩ thành lời nói, từ lời nói thành hành động. Vị vậy, các bậc phụ huynh cần tạo cho trẻ môi trường trải nghiệm tích cực để những năm đầu đời trẻ có được vốn từ vựng vững chắc.

ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON

Call Now Button