Mỗi đứa con giống như một quả bom nổ chậm trong mỗi gia đình thời hiện đại và làm sao đểkiểm soát được nó chính nhờ vào sự định hướng và phương pháp kịp thờicủa cha mẹ… Thật đáng tiếc khi ngày càng nhiều các con cứ càng lớn lên thì ý thức, nhận thức, khả năng, kỹ năng càng yếu kém… thậm chí trong tâm lý chán nản, buông bỏ.
Khi con vào tuổi dậy thì (vào cấp 2) nhiều cha mẹ thốt lên rằng “Sao ngày học cấp 1 con ngoan, học giỏi nhưng bây giờ tự nhiên như vậy” hoặc “Sao trước kia con nhiều bạn thế mà bây giờ thì bị tẩy chay và thu mình”…. Theo chuyên gia Phạm Hiền“ Thực ra không phải bây giờ con mới vậy mà nó đã được âm ỉ, ngấm ngầm từ rất lâu để bây giờ mới phát tác và nó là thực tế của con”. Tại sao lại như vậy, vì ở tuổi tiểu học môi trường ôn hòa hơn từ bạn bè, thầy cô… nhưng khi vào học cấp hai thì môi trường khốc liệt hơn bởi sự bè phái, chê bai, nói xấu, tẩy chay…, và phương pháp học khác… nên khiến con lộ rõ nét những yếu kém trong sự không bắt nhịp được và từ đó rơi vào trạng thái thụ động, thậm chí chấp nhận trong bất cần… Tâm lý tuổi dậy thì bắt đầu từ đây:
ÁP LỰC KHI CON VÀO TUỔI DẬY THÌ
- Thật khó để chia sẻ với cha mẹ các khó khăn…, và tự thu mình lại trong chính gia đình mình…
- Thật khó để nói cho bố mẹ hiểu mà không bị la mắng…, và tự thu mình lại trong sự buông bỏ…
- Thật khó để hòa nhập bạn bè khi mà bản thân thiếu tự tin…., và tự thu mình trong lạc lõng…
- Rất nhiều ước muốn, rất nhiều ý tưởng nhưng không làm được gì…, và tự dán nhãn mình yếu kém…
- Rất nhiều những suy tư, suy nghĩ nhưng không biết diễn đạt…, và tự chấp nhận trong bất lực…
- Thấy bản thân không có mục tiêu, năng lượng…, lâu dần thành quen và mặc kệ đến đâu thì đến…
- Thấy bản thân như là nạn nhân cuả mọi vấn đề…, và chỉ biết gồng mình lên đổ lỗi, bất cần…
- Nhiều lúc cũng biết mình không đúng, cũng muốn thay đổi…, nhưng không có ai để tạo động lực..
- Nhiều lúc cũng biết mình có lỗi với cha mẹ…, nhưng mở lời và muốn giúp đỡ thì sao khó quá…
- Cứ bùng nổ gai góc trong sự mất kiểm soát…, và sau đó là sự ân hận, mệt mỏi, không lối thoát…
ÁP LỰC CỦA CHA MẸ KHI CON ĐẾN TUỔI BÙNG NỔ…
- Luôn đau đầu và bế tắc vì không biết phải làm sao cho con nghe lời…
- Luôn bùng nổ la hét vì không thể chịu đựng được khi mà con cứ nhơn nhơn…
- Luôn lo lắng hoang mang vì con không biết giá trị cuộc sống là gì và con sẽ ra sao…
- Bố mẹ to tiếng, bất hòa với nhau vì ..áp lực từ cách dạy con như thế nào cho đúng…
- Bố mẹ và con cái cứ xoay đi xoay lại trong một chiếc chảo lửa … ngày càng nóng….
CHA MẸ CÓ QUÁ NHIỀU CÂU HỎI TRONG BẾ TẮC
- Làm sao để con hết nhút nhát và tương tác tập thể tốt…, phòng tránh khi bị bạn bè bắt nạt?
- Làm sao để con diễn đạt, trình bày, giao tiếp tốt và tự tin thuyết trình trước đám đông?
- Làm sao để con tự học hỏi để là một đứa trẻ thông minh, hiểu biết, nhanh nhẹn….trong mỗi độ tuổi?
- Làm sao để con tự hình thành thói quen, nguyên tắc sống cho bản thân mà không cần ai nhắc nhở?
- Làm sao để con ngoan ngoãn nghe lời mà cha mẹ không phải đánh mắng sau đó đau lòng?
- Làm sao để con thấy việc học và có mục tiêu học tập là một sự cần thiết cho tương lai của mình?
- Làm sao để biết được các điểm mạnh/điểm yếu của con để phát triển hơn nữa hoặc bổ khuyết khắc phục để không ảnh hưởng đến sự phát triển tốt nhất của con sau này?
- Làm sao để con phòng tránh được tất cả các tai nạn đáng tiếc và các tệ nạn xâm hại, các tệ nạn khác…trong một xã hội phức tạp và khó kiểm soát như hiện nay?
- Làm sao để phát triển các chỉ số toàn diện vượt trội cho con (IQ, EQ, AC, CQ…)?
KHÓA HUẤN LUYỆN
CHUẨN BỊ TÂM LÝ VÀ KỸ NĂNG CHO CON TUỔI DẬY THÌ
(Dành cho học sinh trong độ tuổi lớp 6 trở lên)
Khóa học được Chuyên gia Phạm Hiền đưa vào giảng dạy từ sự trăn trở trong chính sự trải nghiệm tư vấn tháo gỡ… với rất nhiều gia đình, con cái… có độ tuổi từ lớp 6 trở lên để mong muốn thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực, bỏ bê…và có một hướng đi tốt nhất, tích cực nhất, thành công nhất cho mỗi trẻ em Việt. Chuyêngia luôn nói “Thật buồn và đáng tiếc khi cha mẹ đã vô tình không lường trước sự phát triển tâm lý của các con, những áp lực của các con trong độ tuổi này nên đã làm thui chột đi sự phát triển toàn diện của con, thậm chí khiến cho con đi đến sự buông xuôi…, tư duy chống đối… bởi chính cha mẹ cũng chưa nhìn ra thực sự con mình đang là ai, có thể là ai, muốn gì, cần gì…trong cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng phức tạp này”. Và với phương châm của chuyên gia thì các con đến tuổi tiền dậy thì và dậy thì thì bản thân con rất áp lực, khủng hoảng tâm lý rất nhiều vì vậy “Hãy cho con cái gốc của chữ NHÂN và chữ CHÍ sau đó con sẽ tự có tư duy phát triển chữ TRÍ vượt trội mà không cần ai phải thúc giục”
1.Tuổi này của các con nó gàn dở trong sự hoang mang lắm các cha mẹ ạ!
–> HÃY NGHE CON NÓI ĐỪNG CỨ PHẢI NÓI TRƯỚC MỚI THỎA MÃN SỰ HIỂU BIẾT CỦA MÌNH: Cái tôi con lớn nhưng suy nghĩ của con còn non nớt lắm vì mới chỉ dừng lại ở sự bắt đầu thực hành để trải nghiệm thực tế. Vì vậy nếu con muốn thể hiện nó thì thay bằng phủ nhận, chê bai, thậm chí quát mắng, cấm đoán…. cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe con để con được giải tỏa cái sự bí bách muốn thể hiện cho bằng hết cái lối suy nghĩ có thể sai, có thể không giống ai của con..
–> HÃY THẤU HIỂU CON ĐỪNG ÁP ĐẶT ĐỂ THỎA MÃN CÁI QUYỀN CỦA MÌNH: Không có ai đúng hay ai sai, kể chả cha mẹ hay con cái. Bởi đơn giản nó là suy nghĩ, quan điểm, mong muốn riêng của mỗi người. Vì vậy thay bằng bắt con phải nghe, áp con phải làm theo ý mình, cấm con được cãi lệnh…. cha mẹ cứ nghe đi và hãy thấu hiểu con thật nhiều bằng sự bình tĩnh trấn an, bình tĩnh công nhận, bình tĩnh phân tích nhẹ nhàng trong định hướng để con vẫn có cái quyền tự quyết định nhưng trên cơ sở đúng đắn từ chính kinh nghiệm của cha mẹ..
—> ĐỪNG BAO GIỜ THÁCH ĐỐ CON: Khi cao trào của cái tôi không được công nhận thì với các câu nói ‘ Mày nghỉ học đi là con sẽ có thể nghỉ’ hoặc ‘ Mày chết đi.. con cũng có thể làm vậy’ hoặc ‘ Mày muốn bố mẹ chết không con có thể cũng nghĩ vậy’…Những cách nói khiến cho cái đầu của con nó cứ căng ra và bất cần hoặc cam chịu… rồi nó lại muốn bung ra, muốn bùng nổ để thoát hết sự khó chịu đến tột cùng bên trong mà mất phương hướng… Hãy nói những câu nói tích cực tạo động lực và tin vào con kể cả con có đang sai cha mẹ nhé.
2. Tuổi này của các con nó nhiều áp lực không khác gì người lớn chúng ta đang phải ghánh chịu đâu cha mẹ ơi!
–> ÁP LỰC TỪ CHÍNH CHA MẸ MÌNH: Luôn bị chỉnh, luôn bị quát mắng, luôn bị cho là kém, luôn bị không có niềm tin hoặc luôn không đạt được mong muốn của cha mẹ…Khiến con cũng loay hoay chẳng biết phải như thế nào cho đúng… Cha mẹ hãy đừng mang suy nghĩ, hành động của cái đầu hơn con mấy chục tuổi để bắt con phải đạt được sự kỳ vọng của mình, giống như mình … nó khiến con ngộp thở và ngấm ngầm nhiễm độc sự tiêu cực buông xuôi..
–> ÁP LỰC TỪ BẠN BÈ: Tuổi này các con không còn được chơi vô tư như khi còn tiểu học mà bắt đầu biết tẩy chay, chê bai, nói xấu, so sánh, thích thể hiện bản thân và dìm bạn khác xuống hoặc con cảm thấy không hợp, thấy lạc lõng, thấy khó để hòa nhập với các bạn…Con luôn nhạy cảm đến thu mình hoặc gai góc đến bất cần sau đó là sự tổn thương âm ỉ mà bị mất đi niềm vui trong chính con..
–> ÁP LỰC TỪ HỌC TẬP: Bài vở quá nhiều từ trên trường lớp đến mọi chỗ học thêm …, từ cơ bản đến phải nâng cao… khiến cho cả ngày, cả tuần, cho đến hết tháng rồi lại năm… không có thời gian ngơi nghỉ… Não bộ cứ căng mãi mà chẳng có thời gian đàn hồi… càng học càng thấy thụ động đi, càng học càng thấy trây ì và không thấy hứng thú mà thay vào đó là sự sợ hãi hoặc ác cảm hoặc muốn giải thoát…
–> ÁP LỰC TỪ CHÍNH CON: Bản thân con luôn dễ cảm thấy ấm ức, dễ tức giận, dễ thấy không phục, dễ thấy mọi thứ không theo ý mình, muốn thể hiện mình trong sự gồng mình vụng về loay hoay, muốn được công nhận như mình nghĩ, muốn nhàn hạ chỉ biết chơi mà không phải làm không phải học… Thất bại từ trong mong muốn cộng thêm sự tức giận mà không thấu hiểu của cha mẹ, thầy cô… khiến con cứ sống trong sự thấy bất công, thấy bất lực… mà không chịu nhìn nhận đúng sai…
Độ tuổi học: Các con từ 9 đến 18 tuổi.
Hình thức xếp lớp: Theo độ tuổi
Thời gian học: 2h đến 2,5h/1 buổi vào các buổi tối hoặc T7, CN
Thời lượng khóa học: 40 buổi hoặc 80 buổi
Phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm và cho các em trải nghiệm các tình huống thực tế trong cuộc sống thông qua tranh luận, mổ sẻ, thực hành trải nghiệm cảm xúc….theo hai mặt của vấn đề trong cuộc sống gia đình, trường học, xã hội…. để từ đó giúp các em có tư duy tích cực và bản lĩnh để phát triển bản thân tốt nhất.
MỤC ĐÍCH CỦA KHÓA HỌC
QUÀ TẶNG CHA MẸ YÊU THƯƠNG CHO CON CẢ CUỘC ĐỜI VỚI 4 NỀN TẢNG GỐC PHẢI CÓ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI VÀ KHI PHẢI THAM GIA HỌC TẬP ĐỘC LẬP…
Thứ nhất: PHÁT TRIỂN 7 CHỈ SỐ THÔNG MINH: IQ (thông minh) – EQ (cảm xúc) – AQ (ý chí vượt khó) – CQ (sáng tạo) – PQ (đam mê quyết tâm) – SQ (Mối quan hệ xã hội) – MQ (Nhân cách đạo đức) ĐỂ KHÔNG BỊ ÁP LỰC VÀ CÓ GỐC phát triển TOÀN DIỆN VỚI 12 TIÊU CHÍ quan trọng nhất:
- Lập trình não bộ khả năng tư duy logic – lí luận – phản biện
- Tư duy sống – thái độ sống – kỹ năng sống tích cực
- Tư duy tập trung nhận thức và giải quyết vấn đề thông minh
- Tư duy ngôn ngữ giao tiếp – ứng xử khéo léo
- Khả năng MC – thuyết trình – biểu diễn trước đám đông
- Khả năng tự tin giao lưu – kết nối mở rộng bạn bè
- Tư duy cảm xúc – tự tạo động lực và truyền cảm hứng
- Tư duy và khả năng quan sát – sáng tạo – ứng dụng cuộc sống
- Tư duy mục tiêu – kế hoạch – đam mê – quyết tâm
- Phát triển não bộ và khả năng tư duy nhanh
- Nhân cách – khả năng độc lập – ý thức trách nhiệm cao
- Khả năng bảo vệ bản thân và kỹ năng tự phát triển tích cực
Thứ hai: Phát triển kỹ năng mềm – kỹ năng sống ứng dụng thực tế
Thứ ba: Phát triển tâm lý vững vàng và cảm xúc tích cực
Thứ tư: Phát triển tâm thế tự tin thể hiện bản thân trước đám đông
- Tuổi này hãy để con học trải nghiệm để là một người đang trường thành … và học để trưởng thành tốt nhất đừng bắt con là đứa trẻ cứ mãi phải bé trong lòng bàn tay của cha mẹ!
- Con có giá trị sống tích cực biết thấu hiểu và yêu thương cha mẹ/ gia đình/ những người xung quanh; biết tự tư duy phân biệt đúng/ sai trong suy nghĩ, hành động của bản thân với gia đình/ xã hội.
- Con có bản lĩnh, có kỹ năng và tư duy tự giải quyết vấn đề tích cực trong gia đình/ cuộc sống xã hội/ trường học họ, biết bảo vệ và quý trọng bản than, kiểm soát và làm chủ suy nghĩ và hành vi tích cực… tránh các sai lầm, tai nạn, tệ nạn
- Con có ý thức tự giác, độc lập, kiên trì, vượt khó; có mục tiêu, chí hướng tự phát triển bản thân tốt nhất; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bản thân tốt.
- Con có đầy đủ các kỹ năng tự tin và lãnh đạo: Khả năng phản xạ giao tiếp hài hước, thong minh; trình bày và diễn đạt lý lẽ logic, tương tác và hòa nhập bạn bè, xã hội tốt, lãnh đạo điều hành nhóm tốt.
- Giúp cha mẹ và con cái không còn khoảng cách, thấu hiểu nhau hơn, trở thành bạn tốt trong cuộc sống.
- Giúp các con biết trân trọng tất cả những gì mình đã có, những gì mình chưa có để thành công.
- Giúp các con có lối suy nghĩ và tư duy tích cực để tạo dựng các mối quan hệ xung quang tốt nhất.
- Giúp các con có khả năng giao tiếp, thuyết trình, MC và tự tin tỏa sáng mọi lúc, mọi nơi.
- Giúp các con có khả năng kiềm chế cảm xúc, loại bỏ các suy nghĩ, hành động tiêu cực, phòng tránh các tệ nạn….
- Giúp các con có cách nhìn rõ nét về các nghề nghiệp tương lai, có ước mơ, mục tiêu …và định hướng nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và lên kế hoạch phát triển bản thân.
- Giúp các con bắt đầu xây dựng kế hoạch, mục tiêu cho tương lai biết tạo động lực để quyết tâm đạt được mục tiêu kể cả khi gặp trở ngại, hay bất kỳ khó khăn nào.
- Giúp các con có cách nhìn rõ nét về các nghề nghiệp tương lai, có ước mơ, mục tiêu …và định hướng nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và lên kế hoạch phát triển bản thân.
- Giúp các con bắt đầu xây dựng kế hoạch, mục tiêu cho tương lai biết tạo động lực để quyết tâm đạt được mục tiêu kể cả khi gặp trở ngại, hay bất kỳ khó khăn nào.
- Khắc phục các nhược điểm trong tư duy nhận thức, tính cách, kỹ năng, khả năng… của con để con phát triển toàn diện.
- Các con sẽ tự khẳng định cho cha mẹ thấy Con là ai? trong tương lai và chắc chắn Con là người mà cha mẹ phải tự hào!
SỰ KHÁC BIỆT CỦA WEDO – WEGOOD
- Không huyễn hoặc cha mẹ và con cái để bộc phát có cảm xúc tức thời mà từng bước huấn luyện tư duy cho các em một cách kỹ lưỡng, với những trải nghiệm chân thực và thực tế, cho các em nhìn thấy bức tranh hiện tại của bản thân, bức tranh trong thực tế tương lai… nhằm điều chỉnh tốt nhất, tích cực nhất từng lối suy nghĩ, từng hành động… của các con.
- Chuyên gia, nhà trường, gia đình kết hợp với nhau thường xuyên để có các phương pháp kịp thời giúp các con khắc phục được các nhược điểm nhanh nhất và tốt nhất.
- Mỗi em sẽ được thiết kế những phương pháp huấn luyện riêng biệt sau khi chuyên gia Phạm Hiền tiếp cận và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các em và quan điểm của cha mẹ…..
- Gửi bảng Đánh giá học sinh sau mỗi buổi học cho phụ huynh, để đảm bảo tương tác giữa học sinh và gia đình, nhà trường thường xuyên nhất.
- CAM KẾT CỦA WEDO – WEGOOD
- Có phương pháp đào tạo riêng cho từng con và tư vấn chi tiết phương pháp tương tác để phụ huynh vận hành, trải nghiệm cùng con ở nhà.
- Gắn kết thường xuyên qua các bài đánh giá con sau mỗi buổi học cùng gia đình để mang lại hiểu quả cao nhất.
- Cam kết đầu ra và cho con học tiếp khóa khác đến khi thay đổi mà không mất thêm bất kỳ một đồng phí nào.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Tổ chức đào tạo kỹ năng sống và phát triển tư duy WEDO – WEGOOD
- Địa chỉ: Biệt thự G3 – G4 Đường B2 – Làng Quốc Tế Thăng Long – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội
- Hotline: 0904 852 731
Trân trọng cảm ơn và kính chúc Quý cha mẹ sức khỏe – sự thành công!
Thật khó để chia sẻ với cha mẹ các khó khăn…, và tự thu mình lại trong chính gia đình mình…