Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh. Một học sinh giỏi cho dù có thành tích học tập tốt nhưng vẫn không được đánh giá cao nếu học sinh ấy không thể tự trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước mọi người. Chính vì điều ấy kỹ năng thuyết trình là một yếu tố không thể thiếu đối với một người thành công, cũng như một học sinh giỏi toàn diện.
Vậy để có được kỹ năng sống hay kỹ năng thuyết trình tốt bạn cần những yêu cầu và kỹ năng gì?
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh
1. Xác định đối tượng mà mình muốn truyền tải thông tin là ai ?
Thuyết trình là quá trình truyền tải thông tin, những ý tưởng, mong muốn của mình đến với người nghe, người cần thuyết phục do đó bạn cần phải tìm hiểu đối tượng sẽ nghe bạn thuyết trình là ai để có một sự chủ động nhất. Ví dụ đối tượng ngồi nghe là những người có cùng độ tuổi và đều là học sinh như bạn, bạn có thể thể hiện một cách thoải mái nhất, thân mật bằng những ngôn từ gần gũi nhất với học sinh sinh viên.
Tuy nhiên nếu trong buổi thuyết trình đó là các giáo viên, các phụ huynh yêu cầu bạn phải chuẩn chỉnh hơn và tránh những câu nói có thể bình thường với học sinh nhưng lại khiếm nhã với người lớn. Khi xác định được đối tượng nghe bạn sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhất cả về phong thái lẫn nội dung.
2. Giới thiệu bản thân
Là phần không thể thiêu khi bắt đầu thuyết trình. Một giới thiệu rõ ràng, cụ thể, có thể hài hước sẽ gây ấn tượng mạnh và là một khởi đầu hoàn hảo để thu hút người nghe.
3. Chuẩn bị nội dung thuyết trình
Để bài thuyết trình thành công việc nắm rõ nội dung thuyết trình là vô cùng cần thiết. Cần xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình là gì? và cần nhấn mạnh những nội dung trong bài thuyết trình để người nghe có thể nắm bắt dễ nội dung bạn đang muốn truyền tải.
Cần chuẩn bị nội dung bài thuyết trình theo một bố cục cụ thể có giới thiệu, nội dung và kết thúc. Bên cạnh đó việc căn thời gian cho phù hợp với từng phần cũng vô cùng quan trọng. Tránh trường hợp bạn dùng quá nhiều thời gian cho phần giới thiệu, phần nội dung lại nói sơ sài vì không có thời gian. Sắp xếp thời gian theo mức độ quan trọng của các nôi dung trong bài thuyết trình.
4. Luyện giọng và chuẩn bị tinh thần
Giọng nói ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của buổi thuyết trình, để có một giọng nói hay, to chuẩn bạn cần phải luyện tập thường xuyên như tập thở bằng bụng để lấy hơi dài hay thường xuyên đọc sách thành tiếng, chú ý những khi luyến láy, điểm nhấn. Với sự luyện tập kiên trì bạn sẽ có một giọng nói hay và thu hút người nghe.
Chuẩn bị tinh thần để có một tâm thái thoải mái nhất sẽ mang đến sự tự tin cho người thuyết trình. Một trang phục phù hợp, gọn gàng hợp với hoàn cảnh sẽ gây ấn tượng với khán giả.
Để có thể rút ngắn con đường thành công hãy chuẩn bị cho mình một vài phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt. Với kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp bạn dễ dàng truyền tải tư tưởng, mong muốn của mình và dễ dàng thuyết phục người khác.
Đăng ký test cho con
Hotline: 0904.852.731