Cha mẹ ơi! Đừng lãng phí thêm một giây phút nào của con yêu!
Nuôi dạy con chưa bao giờ là dễ dàng và nuôi dạy con đúng cách thậm chí phải trải qua quá nhiều sự lo lắng, sự hoảng hốt, sự đau đáu để làm sao cho con không thiệt thòi, làm sao cho con tốt nhất!
Xã hội hiện đại với bao phức tạp, và Cha mẹ Việt ơi hãy lắng xuống, chậm lại để dành thời gian cho con, để quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của các con đó là sự yêu thương cao nhất! Hãy cho con đủ đầy năng lực cá nhân phát triển toàn diện về Tư duy trí thông minh – Tâm lý và kỹ năng làm chủ cảm xúc – Tính cách và thái độ sống tích cực – Kỹ năng sống chủ động – Khả năng thể hiện và lãnh đạo bản thân đầy bản lĩnh nhé.
Wedo – Wegood với Tôn chỉ hoạt động Trí thủy – Nhân Sơn trong hơn 20 năm qua đã luôn tâm huyết, nỗ lực, khát khao cháy bỏng để mong muốn gìn giữ gốc văn hóa Gia đình Việt. Đó là thế mạnh về sự gắn kết yêu thương, chia sẻ, bao bọc lẫn nhau. Đó là sự nỗ lực, vượt khó, sự sáng tạo vươn lên không ngừng nghỉ. Nếu thế mạnh này được ứng dụng cộng thêm với sự chắt lọc tinh hoa văn hóa của Toàn cầu thì không cứ gì các con chúng ta không tốt nhất phải không thể tốt nhất.
Những chuyến đi chơi, nhữg thứ vật chất chỉ là tạm thời chốc lát nhưng đầu tư kiến thức cho con là cho con cái gốc của cả cuộc đời. Các cha mẹ ai cũng hiểu nhưng ít người làm được bởi đơn giản chúng ta luôn chờ con lớn hoặc chưa cần thiết hoặc tôi có thể dạy con tôi nhưng mãi vẫn không thấy hành động gì. Cứ thế qua đi quá nhiều những điểm rơi cơ hội trong các độ tuổi con cần để tạo hành trang cho độ tuổi tiếp theo, con cần trong hiện tại để đi đúng đường đúng hướng.
- Hãy bồi dưỡng cho con theo quy luật cần đó là từ Nhân cách => Thái độ => Khả năng. Bởi trong tương lai, con có thể trở thành thiên tài hay không là một thử thách lớn chưa thể nhìn thấy ngay, chưa thể chắc chắn nhưng con có thể trở thành 1 đứa con ngoan, biết yêu thương chia sẻ, có ý thức trách nhiệm, có khả năng kiên trì, vượt khó, có sự độc lập, bản lĩnh, tự tin thể hiện bản thân và thích nghi được mọi lúc mọi nơi; Nói không với cám dỗ, lôi kéo, làm chủ và bảo vệ bản thân tránh các tệ nạn xã hội thì con và cha mẹ sẽ luôn làm được nếu ý thức và tâm thế mong muốn về nó.
- Tài sản của cha mẹ là những đứa con phát triển toàn diện tốt nhất, sổ tiết kiệm của cả 1 đời cha mẹ cũng chính là những đứa con được thành công và hạnh phúc. Muốn con thay đổi cha mẹ cần thay đổi trong trong từng tư duy, quan điểm, tính cách, tâm lý, cảm xúc, thói quen … đúng đắn và tích cực vì nó là cái gốc vững chắc cho sự phát triển của các con yêu!
- Hãy yêu thương con đúng cách để không làm lãng phí khả năng hay mài mòn đi tâm hồn, cảm xúc của con thậm chí làm tổn thương và hủy hoại con. Đừng tạo ra thế hệ ăn bám và sống như cây tầm gửi trên tinh thần và thể xác của cha mẹ. Nó sẽ bị mục ruỗng trong sự bất lực của cha mẹ và sự gào thét đòi hỏi tuyệt vọng của con!.
- Khoan cứ vội mải miết biến con thành bất cứ thứ gì to tát… khi mà con vẫn phải loay hoay, hoang mang, thậm chí bế tắc trong bất lực…, với những điều đơn giản nhất xung quanh con trong hiện tại này…!
- Dạy con không thể bản năng như cây cỏ. Hãy kiên trì nỗ lực dạy con sự chủ động để con có khả năng tự lập cho chính cuộc đời con khi con luôn tích cực Dám nghĩ – Dám làm – Dám chịu trách nhiệm – Dám thay đổi và phát triển để con luôn Trí tuệ – Tài giỏi – Tự tin – Trách nhiệm – Yêu thương – Văn minh – Lịch sự – Tử tế !.
Đó là những kinh nghiệm tiếp cận quá nhiều các con, đó là thông điệp trong các chương trình đào tạo Wedo – Wegood để mong muốn các cha mẹ là những người thầy sẽ giúp con tốt nhất với những thứ con cần cho chính cuộc đời của con. Hãy hành động cho con:
- Thứ 1: Đổ đầy hũ kiến thức xã hội, giá trị và kiến thức sống với 7 chỉ số thành công.
- Thứ 2: Vận hành tư duy suy nghĩ để nhận thức đúng sai để có quan điểm tích cực.
- Thứ 3: Làm chủ và lãnh đạo cảm xúc, thái độ tích cực trong các vấn đề cuộc sống.
- Thứ 4: Kỹ năng sống và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống .
- Thứ 5: Kỹ năng mềm và khả năng thể hiện bản thân tự lập, tự tin, tích cực…, với nhóm 4 kỹ năng thế kỷ 21
Đừng để mất đi 6 năm vàng của đời con một cách vô nghĩa!
– Điều lạ lùng khác biệt khi mà ở Tây các cha mẹ chú trọng nhiều nhất cho con từ 0 đến 6 tuổi để con có được sự phát huy hết các kỹ năng, khả năng tố chất và thói quen cho cả cuộc đời con. Và sự thật là các con của họ đã phát huy hết được cái gốc vững vàng để có khả năng thể hiện bản thân một cách bản năng tự nhiên với trí tuệ, tự tin, bản lĩnh, tự lập theo tuổi, có cảm xúc tốt….
– Ngược lại thì bố mẹ Việt luôn nghĩ rằng con còn nhỏ nên cần chơi đã, để con tự nhiên phát triển và cứ thế kệ con phát triển bản năng của sự được tự do theo ý mình. Nên sự thật là đã có quá nhiều con thui chột đi khả năng nhận thức, nhút nhát, không có kỹ năng chơi, không tự phục vụ chính mình, không thể hiện được bản thân….., hơn nữa còn tạo nên sự thiệt thòi cho các con khi lớn hơn…
– Rất nhiều con trong khoảng 3 đến 5 tuổi rất nhanh, rất thông minh ( như cha mẹ các con cho là như vậy và cha mẹ con cũng không quên bảo rằng cả nhiều người xung quanh họ cũng bảo thế) -> Công nhận các con có tư duy hình ảnh bản năng cực tốt và cũng không quên nhắn nhủ các cha mẹ hãy đừng chủ quan mà tiếp tục ở nhà kiên trì phát triển cho con theo phương pháp hướng dẫn, đặc biệt con đang phát triển quá tự do bản năng lộn xộn theo tư duy hình ảnh lộn xộn nên cần cho con 50% vào nguyên tắc của từng độ tuổi và 50% cùng con thảo luận định hướng….. có như vậy con sẽ không bị thui chột và chệch hướng! -> Vì vậy, đừng bao giờ chủ quan, ngộ nhận mà bỏ lỡ đi 6 năm vàng của đời con!
Cha mẹ ơi! Đây là giai đoạn mà khả năng ghi nhớ để vào tiềm thức là mạnh mẽ nhất trong cả cuộc đời con. Vì vậy, hãy cho con thật nhiều kiến thức, biết rèn luyện kỹ năng tư duy nhận thức sớm, có kỹ năng sống tích cực, có kỹ năng thể hiện bản thân để con tự lớn lên một cách tự lập, bản lĩnh trong sự tự có khả năng quan sát, học hỏi để trở thành thiên tài.
Đừng nối tiếp sai lầm để 10 năm gốc đầu đời của con bị hủy hoại
– Khi độ tuổi mầm non con chẳng có gì hệ thống vào tiềm thức, thậm chí là một mớ lộn xộn chắp vá từ sự nhận thức đòi hỏi tự do bản năng thì đến tuổi tiểu học con có gì để tiếp tục lớn lên. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng rồi lớn nữa con sẽ biết, và cứ thế chờ lớn nữa thì lại mất tiếp tới 10 năm gốc của đời con.
– Con nhút nhát trong tâm lý luôn hoang mang, sợ hãi hoặc xấu hổ hoặc loay hoay khi không biết làm quen và không có kỹ năng chơi với các bạn như thế nào, các bạn cho chơi thì con được chơi, không cho chơi thì con chỉ được nhìn trong sự khao khát, thèm thuồng nhưng bất lực… để rồi chỉ biết buồn hoặc ấm ức hoặc gây gổ để gây sự chú ý… để rồi hay bị bắt nạt, bị tẩy chay…
– Con diễn đạt vấn đề lộn xộn hoặc các bạn nói vài câu con chẳng đặng một từ khi giao tiếp nên khiến con ngại nói, thậm chí sợ giao tiếp mà thu mình lại cho an toàn vì thấy nói chuyện với các bạn quá khó… để rồi hay bị bỏ rơi, thu mình..
– Con phản ứng nhận thức các vấn đề rất chậm, não bộ chẳng thể tập trung cứ lơ đễnh lơ tơ mơ để rồi học chẳng vào, vô thức chậm chạp trong mọi suy nghĩ và hành vi… nên con bị cho là đứa trẻ tự kỉ, thiểu năng và tự dán nhãn mình như vậy nên chán học, sợ đến lớp hoặc ngây ngô đến mức cứ vô tư đi mình đã như vậy rồi có sao đâu… trong sự trăn trở của cha mẹ…, không biết tự bảo vệ bản thân khi có vấn đề từ bạn bè, người xấu….
– Con vô nguyên tắc khi mà trên lớp thì quậy phá thầy cô, trêu trọc các bạn, không chịu hợp tác về lễ nghi và nghe giảng…về nhà thì càng lì bướng, chống đối không chịu học, chẳng chịu làm gì… cứ bản năng trong sức ì khi phải học, phải làm… nhưng rất nhanh và tự do trong chơi, xem ti vi, chơi game…
– Con thấy tự ti vì bản thân thua kém các bạn hoặc không thể tự tin theo kịp các bạn nên tự cô lập hoặc thu mình để không bị phát hiện yếu kém của bản thân… để từ đó luôn cảm thấy chán nản, không có năng lượng, muốn buông bỏ phát triển bản thân để trốn tránh trong sự tức giận , buồn thất vọng… mọi thứ cứ mâu thuẫn khiến con cứ phải quẫy đạp gồng mình trong vỏ bọc gai góc…
– Rất nhiều con học tiểu học trong áp lực bị bắt nạt, bị tẩy chay, thậm chí bị dán nhãn có vấn đề về não bộ, về tâm lý… và con phải thu mình hoặc tự cô lập để rồi vốn dĩ con đã là những đứa trẻ bình thường như bao bạn thì con trở nên ì ra, chậm lại trong sợ hãi thu mình hoặc gai góc gồng mình lên để tự cô lập bản thân trong sự kêu ca, phàn nàn, biện hộ, đổ lỗi, phán xét, bất cần…. Có thể ở tuổi mầm non con hồn nhiên, con tự do đến mức ít chịu nghe, nghĩ, nói… và bây giờ con cũng chẳng thể nghĩ, nhớ…để tự biết, tự hiểu, tự diễn đạt, tự nói và tự xử lý bắt đầu từ đâu cho những điều đơn giản nhất xung quanh con! -> Vì vậy, đừng chủ quan nghĩ rằng vào học lớp 1 đơn giản hoặc học tiểu học thì vẫn còn nhỏ để rồi con ngấm ngầm những tổn thương hay những chệch hướng gai góc!
Cha mẹ đừng nghĩ rằng ngày xưa mình tự lớn thì bây giờ con mình cũng sẽ như vậy và phải như vậy. Hãy nhớ rằng 2 xã hội khác nhau giữa thời của sự khổ sở và thời được bao bọc cùng với cám dỗ tự do khó kiểm soát. Đó là điều mà các con thời nay rất ít có khả năng tự lớn đúng nghĩa. Thể xác chúng cao lớn nhưng dường như lý trí, cảm xúc, trách nhiệm và kỹ năng ứng xử, tính cách, tâm lý thậm chí là nhận thức đúng, sai rất yếu, có thể dễ bị lệch lạc chệch hướng từ sự thụ động, lười biếng, dựa dẫm, đòi hỏi, không vượt khó…
Đừng để hối tiếc khi sự trưởng thành của con không thành công như mong muốn.
– 10 năm gốc con phát triển trong 1 dúm kiến thức văn hóa, ngoại ngữ…, và những lời giáo điều, sự dạy dỗ chắp vá lộn xộn thiếu kiên trì, không tới nơi của cha mẹ đã khiến con ngấm ngầm âm ỉ sự chệch hướng hoặc thui chột mà cha mẹ vẫn cố chấp không nhận ra để chờ con lớn hơn nữa rồi sẽ hiểu. Nhưng than ôi, gốc không có thì nhận thức đúng cũng đâu có để bám rễ được gì mà nhận ra để biết đúng/sai, nên không nên cho chính mình thì sao biết cho bố mẹ, cho những người xung quanh.
– Hoang mang vì con trở nên ngang ngạnh, lì, bướng, chống đối, cãi lại, phản kháng, bất hợp tác trong gai góc, bất cần
– Đau đầu vì con đang học con rất giỏi, chăm học bất ngờ trở nên lười biếng, buông bỏ học tập
– Hoảng hốt vì bất ngờ tự nhiên thu mình, co cụm trong xa lánh tiêu cực
– Bất lực vì con sa đà điện thoại, mạng xã hội, nghiệm game ham chơi tự do không thể kiểm soát
– Tức giận vì con phớt lờ mọi lời nói của cha mẹ để chỉ làm theo ý mình với sự hằn học, ăn thua
– Đau đầu vì con sa đà điện thoại, cúp học, ăn cắp tiền, nghiện game, đánh nhau?
– Đau đầu vì con thụ động, sức ì không có mục tiêu lớn, chí hướng cho bản thân?
– Bất lực vì không thể hiểu và kiểm soát được con mình đến mức muốn bế tắc và buông xuôi vì đã thấy hết cách nhưng không thể.
– Phiền phức vì con luôn bị cô giáo phản ánh, kêu ca phàn nàn vì mất tập trung, nghịch ngợm
– Phát điên vì con hay nói dối, lấp liếm, biện hộ, kêu ca, ì ạch, buông bỏ…
Các con trong tuổi này sống trong sự bùng nổ buông bỏ học tập, buông bỏ tính cách tích cực… và con trở nên lì lợm, chống đối, bất cần, phản kháng với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè…., thậm chí con bỏ học, hoặc đến lớp chỉ để chơi.., về nhà thì lười biếng cả việc nhà, việc học và con bị cho là mắc chứng rối loạn cảm xúc, bị trầm cảm trong sự tiêu cực đến ngây ngô vô số tội….Đó là bắt nguồn từ sự chậm chạp, sự nhút nhát, sự tiêu cực của con đã ngấm ngầm có từ khi con học tiểu học hoặc từ khi con học cấp 2 ( với con cấp 3) và để đến bây giờ cái tôi con quá lớn nhưng nhận thức nên không nên, kỹ năng, khả năng thể hiện bản thân lại hầu như không có và nó khiến con phát triển mâu thuẫn trong sự tổn thương nhưng gai góc gồng mình để chống đỡ. Vì vậy, đừng cho rằng tại con nó ngang ngược, phá phách…. mà hãy thấu cảm thực sự đến từng ngóc ngách trong con mà giúp con phát triển toàn diện tích cực!
Cha mẹ chưa có con đến tuổi này sẽ không thể cảm nhận đón đầu được nên nghe người khác nói sẽ rất bàng quan thậm chí cho rằng vớ vẩn kiểu “Đến tuổi này nó thế hết tuổi sẽ thay đổi”. Để rồi khi con không thể thay đổi được nên tá hỏa thì đã muộn. Hãy cảm nhận con từ thực tế để giúp con hình thành các thói quen tốt từng độ tuổi từ đó mới có thể giúp con hình thành nhân cách và thái độ tốt cho cả cuộc đời của con.
Vô tình chủ quan trong sự cố chấp của cha mẹ làm con chậm lại.
– Đừng đóng khung trí tuệ của con trong một dúm nhỏ: Kiến thức học đã rộng, kiến thức cuộc đời còn rộng hơn và đến hết cuộc đời thì mỗi người vẫn chưa học hết. Vì vậy, cha mẹ không thể khư khư nghĩ rằng con tự biết hoặc mình đã đang dạy con nhưng thực ra lại không có thời gian, không đủ kiên trì, thậm chí không đủ kiến thức và sự kiên trì để giúp con. Và cứ thế trôi đi rất nhanh cuộc đời con!
– Đừng bó hẹp khả năng của con giống mình: Khả năng tự tin trước đám đông, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng vượt qua áp lực, kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực…, và còn nhiều kỹ năng, khả năng khác mà nhiều cha mẹ còn không thể khẳng định mình đã có đủ, thậm chí không có nên bản thân luôn thấy bế tắc, áp lực trong sự loay hoay. Vậy tại sao lại muốn con mình cũng vậy!
– Đừng cứ nghĩ con phải có vấn đề mới cần học: Con yếu hay thiếu đi kỹ năng, khả năng là chuyện bình thường nhưng điều quan trọng là biết mà bồi dưỡng để có đúng, có đủ. Một đứa trẻ có vấn đề phải học, không có vấn đề thậm chí thông minh vẫn phải học vì chúng cần phát triển toàn diện để không thui chột hay lãng phí chính mình. Việc học hay không học là do tâm thế và tư duy của từng cha mẹ nhưng cần tỉnh táo để không nên ‘ nước đến chân mới nhảy và nhảy không nổi’ hay lại kêu than hoặc dán nhãn ‘ Con mình chỉ vậy thôi, biết trước rồi mà’. Hãy quan sát rộng hơn để thấy rằng ‘ khả năng là có thể phát triển nếu được trải nghiệm bồi dưỡng’, minh chứng cho rất nhiều những đứa con khiếm khuyết đã thành danh.
Con thời hiện đại hội nhập toàn cầu thực sự cần gì?
– IQ + CQ: Con phải có trí tuệ kiến thức để chủ động trong tự quan sát từ cuộc sống để tự nhận thức đúng sai, nên không nên mà tự mình bản lĩnh phát triển không phụ thuộc vào bố mẹ, vào bất cứ ai -> Bởi đơn giản bố mẹ không thể có mặt, không thể theo chân con đến trường, đến lớp để nghĩ hộ con, giải quyết vấn đề hộ con, và chắc chắn cuộc đời tiếp theo của con bố mẹ cũng không thể giúp được.
– AQ + MQ: Con phải có tính nguyên tắc, tính kỷ luật và trách nhiệm cho chính con trong hiện tại và cuộc đời của con sau này. Nên con phải học cách để thấm nhuần giá trị của nó, để ứng dụng và vượt qua mọi cám dỗ, sự tự do vô bổ, sự khó khăn -> Bởi đơn giản bố mẹ không thể đi theo để chịu trách nhiệm cho con, không phải chạy đua để bắt con phải tốt hơn khi con đã quá lớn trong thụ động, ỉ nại, lười biếng, vô trách nhiệm.
– EQ + PQ: Tâm lý và cảm xúc tích cực toàn diện với sự thể hiện làm chủ cảm xúc tích cực, kiểm soát cảm xúc tiêu cực, bảy tỏ được suy nghĩ bằng cảm xúc, hứng thú và nhiều năng lượng khám phá, cảm nhận được bản thân với thái độ tốt để con làm chủ được chính mình…-> Bởi đơn giản bố mẹ không thể lúc nào cũng chỉ cho con phải thế này hay thế kia với từng người, từng vấn đề con gặp, con phải biết cách cảm nhận, biết cách để có tâm lý tốt nhất trong mọi tình huống với mọi người để luôn lắng nghe, chia sẻ, cảm nhận những điều tốt đẹp nhất.
– SQ: Tự tin để giao tiếp, tự tin để kết nối mọi mối quan hệ mà không lo sợ, không căng thẳng, thậm chí phải biết sàng lọc để tự học hỏi mà phát triển bản thân đúng hướng trong tập thế…. –> Bởi bố mẹ không thể chạy theo để tìm bạn cho con chơi, để dạy cong từng câu nói với từng người, con phải có khả năng tự tư duy và tự hành động bản lĩnh mọi lúc, mọi nơi, với mọi người….
Thân mến!