10 bước để trẻ luôn trung thực

 

Để trẻ luôn trung thực là vấn đề mà nhiều cha mẹ luôn quan tâm. Tất cả những đứa trẻ đôi lúc hoặc thường xuyên sẽ đều nói dối, điều đó nên được cảnh báo. Tuy nhiên, khi những đứa trẻ nhận ra nói dối sẽ giúp chúng tránh được những phiền toái hay là thu hút sự chú ý từ những người xung quanh, nó có thể trở thành một thói quen xấu. Điều này rất quan trọng đối với cha mẹ để giải quyết tình trạng nói dối này với một thái độ thẳng thắn sẽ làm tăng sự trung thực cũng như khuyến khích sự trung thực từ các con. Vậy làm thế nào để trẻ luôn trung thực?

Xây dựng một quy tắc trong gia đình về sự trung thực

Tạo ra những quy tắc của gia đình một cách rõ ràng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trung thực từ mỗi thành viên trong gia đình. Phải đảm bảo rằng những đứa con bạn phải hiểu được những giá trị và mong đợi của bạn về sự trung thực

Thước đo của sự trung thực

Hãy tạo ra một hình mẫu về cách cư xử mà bạn muốn nhìn thấy từ các con của bạn. Có nghĩa là trung thực mọi lúc mọi nơi. Những đứa trẻ không thể phân biệt được nói dối trong sáng với các cách nói dối khác. Vì vậy nếu bạn cảm thấy điều đó là tốt, đừng để con bạn nghe lỏm được những cuộc nói chuyện của bạn với bạn của bạn như “Tớ cũng rất muốn giúp cậu nhưng mà tớ đang bị đau đầu”. Con của bạn sẽ bắt chước những cái chúng nhìn thấy bạn đã từng làm.

Nói chuyện về sự trung thực và sự giả dối

Dù đứa trẻ có bao nhiêu tuổi đi nữa, điều đó rất quan trọng về việc bạn nói chuyện với con về sự trung thực và giả dối. Những đứa trẻ cần phải hiểu được trung thực có ý nghĩa như thế nào. Chắc chắn rằng con bạn có một cách hiểu đúng đắn về ý nghĩa của sự trung thực. Thật thà và sự trung thực là những kỹ năng khác mà những đứa trẻ ở mọi lứa tuổi đều có quyền lợi từ sự tranh luận. Ví dụ, một đứa trẻ cần học được rằng chúng không cần thiết phải nói với bạn của chúng là “cái áo này bẩn quá đi”, bởi vì đó là sự trung thực. Nhưng cán cân của sự trung thực với lòng trắc ẩn lại là một kỹ năng sống được ngụy tạo ở mỗi con người.

Phân biệt nguyên nhân của việc nói dối

Có 3 lý do chính tại sao trẻ lại hay nói dối, đó là ảo tưởng, khoác lác và để ngăn chặn những hậu quả không tốt đẹp. Khi bạn phân biệt được những lý do của việc nói dối, nó có thể giúp bạn lập được kế hoạch để ứng phó với điều đó.

Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học sẽ thường ảo tưởng về việc nói dối. Nếu chúng nói rằng “Sáng nay con không xem hoạt hình đâu” thì bạn hãy hỏi lại con “có thật không?” hoặc “Mẹ ước gì đó là sự thật”. Điều đó có thể làm chúng hiểu ra sự khác biệt giữa sự thật và sự tin tưởng.

Nếu đứa trẻ nói dối bởi vì chúng thích khoe khoang, khoác lác thì nó có lẽ là do chúng có lòng tự trọng quá thấp hoặc muốn giành lấy sự chú ý của mọi người. Chúng muốn có quyền lợi gì đó từ việc học kỹ năng sống và từ sự hứa hẹn về những hành động tốt để phô trương thêm lòng tự trọng của chúng.

Đưa ra cảnh báo lần thứ nhất

Điều đó sẽ hữu ích khi đưa ra cảnh báo cho một đứa trẻ khi bạn tự tin là bạn công bằng thì hãy đưa điều đó kèm với việc nói dối. Ví dụ, nói với con rằng “ Mẹ sẽ cho con một cơ hội nữa để nói với mẹ là đã xảy ra chuyện gì, nếu con còn nói dối thì con sẽ phải nhận hình phạt”.

Đưa ra những hình phạt cụ thể

Bạn phải có những hình phạt cụ thể khi trẻ nói dối. Ví dụ, thay vì cất những đồ điện tử của con thì bạn hãy giao công việc vặt trong nhà cho con làm. Hay là rút lại những quyền lợi hoặc sử dụng đặc quyền đó như là hậu quả của việc nói dối.

Thảo luận về những hậu quả tự nhiên

Hãy nói chuyện với các con về những hậu quả tự nhiên của sự giả dối. Giải thích cho con hiểu được kết quả của việc nói dối của con, “sau rất nhiều lần con nói dối thì mẹ không thể tin tưởng được con nữa, thậm chí cả khi mà con nói sự thật”.

Tạo ra sự củng cố tích cực đối với sự trung thực

Hãy yêu cầu con bạn nói sự thật và tạo ra một sự củng cố vững chắc cho điều đó. Khen ngợi con bạn: “Bố biết rằng sẽ rất khó để con nhận là con đã làm vỡ đĩa những bố rất vui khi con trung thực nói ra điều đó”.

Giúp những đứa trẻ tạo dựng lại sự trung thực

Nếu con bạn có thói quen xấu về nói dối thì hãy lập kế hoạch để giúp chúng xây dựng lại nói quen nói sự thật. Điều đó sẽ giúp chúng biết khi chúng thực sự sẵn sàng có nhiều quyền lợi hơn dựa vào sự cố gắng trung thực của chúng.

Tìm kiếm sự giúp đỡ đúng đắn

Có nhiều lúc nói dối có thể là một vấn đề lớn đối với trẻ. Nếu con bạn nói dối dường như là bệnh lý hoặc là trẻ gặp một số vấn đề khi ở trường học hoặc trong quan hệ với bạn bè xung quanh thì hãy tìm ra nguyên nhân đúng đắn để xử lý việc nói dối đó.

Để trẻ luôn trung thực, các bậc phụ huynh hãy áp dụng những cách mà Wedo – wegood chia sẻ trên đây nhé!

Call Now Button