Những cách tạo động lực cho trẻ

Tạo động lực cho trẻ
Tạo động lực cho trẻ

Thuyết phục những đứa trẻ của bạn làm những việc mà chúng không muốn làm, điều đó có thể tạo ra thử thách cho chúng. Và yêu cầu chúng dừng lại nếu bạn không muốn chúng làm thì có thể làm phức tạp mọi vấn đề hơn nữa. Chúng tôi đã hỏi các chuyên gia để giải mã những điều này giúp trẻ em cải thiện hành vi của chúng, và dưới đây là những cách tạo động lực cho trẻ.

1. Xem xét về những phần thưởng cho trẻ

Khi bạn tôi dạy con gái của anh ấy về cách đi vệ sinh, anh ấy sẽ tặng cho con mình một miếng sô cô la mỗi lần con đi tiểu vào bô. Với những đứa trẻ thông minh, chúng sẽ làm mọi điều nếu có phần thưởng nhưng đôi khi nó chỉ có tác dụng tích cực trong khoảng thời gian ngắn. Tất nhiên, tặng quà cho một đứa trẻ đôi lúc sẽ có ích tạm thời bởi vì đúng là phần thưởng sẽ khuyến khích mọi người làm việc nhưng những hành vi đó sau này sẽ phụ thuộc vào những lợi ích và nó sẽ bị dừng lại khi không có phần thưởng.

Ví dụ như người lớn đi làm để được trả lương, nhưng nếu không có lương, họ sẽ bỏ việc”. Điều này đúng ngay cả khi đó là những hoạt động thú vị. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford phát hiện ra rằng khi trẻ em rất thích vẽ nhưng chúng cũng chỉ làm điều đó khi được trả tiền. Nói cách khác, phần thưởng bằng cách nào đó đã vô tình dập tắt niềm đam mê của chúng.

Khuyến khích con bạn đi theo sự dẫn dắt khi chúng cảm thấy bên trong thật sự tốt – như sự hài lòng về những kỹ năng mới học được hay một công việc cũng được hoàn thành. Từ đó con bạn sẽ không chỉ thành công hơn trong thời gian dài mà còn cảm thấy hạnh phúc và cảm hứng. Ví dụ, khi một đứa trẻ học cách đi xe đạp, chúng thường rất hào hứng với các kỹ năng mới của mình và mong muốn làm điều đó, sẽ rất khó khăn để thuyết phục chúng dừng lại. Đó là cảm giác làm chủ và là động lực thúc đẩy cho con của bạn rất nhiều.

2. Những cuộc đối thoại có ý nghĩa

Một cuộc nói chuyện trực tiếp với con của bạn là rất quan trọng để khai thác thành công động lực nội tại của một đứa trẻ. Bởi vì trẻ em thường rất  tò mò, vì vậy nên giúp chúng hiểu tại sao một điều gì đó có ý nghĩa để thu hút trí tuệ của chúng. Ví dụ Baton Rouge cho biết cô thường xuyên “mua chuộc” đứa con của mình về cách hành xử của chúng với lời hứa là một món đồ chơi. Nhưng cô thú nhận những đứa trẻ nói chung sẽ cư xử tốt hơn nhiều.

Tuy nhiên, sau khi những đứa trẻ đã dọn dẹp phòng của chúng sạch sẽ, chồng cô, Brett luôn luôn chỉ ra cách tốt đẹp của việc đó và tầm quan trọng của nó để sau này khi chúng trưởng thành chúng sẽ hiểu phải làm thế nào để giữ cho mọi thứ gọn gàng và có tổ chức.Hơn nữa, bạn nên nói chuyện với con bạn bằng sự tôn trọng. Ví dụ nếu con bạn không muốn dọn phòng của mình, bởi vì con bạn quá mệt mỏi vì luyện tập bóng đá.

Tạo động lực cho trẻ
Tạo động lực cho trẻ

Bạn hãy nói rằng “Tại sao con không nghỉ ngơi và sau bữa ăn tối, con có thể đi thẳng lên phòng, sau đó con không thể tìm những thứ để con làm bài tập ở nhà?”. Bạn không được sử dụng ngôn ngữ như “nên” và “phải để bắt buộc con mà hãy hướng chúng tới sự cần thiết của việc đó.

Hãy hỏi con bạn như thế nào để chúng cảm thấy thực hiện việc đó có thể góp phần làm bầu không khí trở nên vui vẻ để trẻ sẵn sang hợp tác. Các câu hỏi như: “Con nghĩ gì về việc làm bài tập về nhà một mình?” và “Con cảm thấy thế nào khi làm xong bài tập về nhà?”. Một chiến lược hiệu quả để cứu trẻ em khỏi những thói quen xấu xung quanh là thể hiện sự đồng cảm bởi khi bạn hỏi “làm thế nào?” đồng nghĩa kèm theo để giúp đỡ. Nên đặt phụ huynh và các con  ở cùng một phía đối với các hành vi xấu, chứ không phải là thiết lập một trận chiến.

3. Ôm ấp sự không hoàn hảo của trẻ

Hầu hết những đứa trẻ thực sự thích chọn công việc vặt có thể thư giãn và không mất nhiều thời gian. Thật đáng buồn khi những đứa trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 mất tình yêu với công việc vặt. Ví dụ, một số như việc phân loại quần áo để giặt, chúng sẽ không làm vì cha mẹ có thể quá vội vàng và quá cầu kỳ. Tập trung vào thực tế là con bạn đã nhặt quần áo khỏi đống bừa bộn, thay vì bạn bảo con treo lên mắc không đều thì hãy khen gợi những nỗ lực của con.

Và nếu có những công việc mà con của bạn đã thích, hãy chắc chắn rằng chúng sẽ làm được những công việc đó. Sandra Tyler ở New York, có một người con trai thích trở thành một người bồi bàn, vì vậy con đã chiến thắng gia đình để được làm công việc của mình bao gồm cả việc dọn bàn và rửa bát đĩa.

Đối với các công việc mà con bạn không thích, thì hãy sử dụng một chút sáng tạo làm chúng hấp dẫn hơn. Đưa ra một lựa chọn nếu có thể, thậm chí là một quy định cho trẻ như đánh răng trước khi đi ngủ sẽ cho trẻ em một cảm giác tự chủ, một thành phần quan trọng của sự khai thác thành công trong tạo động lực trong trẻ. Không ai trong số chúng ta thích cảm thấy bị kiểm soát, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ em muốn tin rằng những gì chúng đang làm là sự lựa chọn của chúng chứ không phải là một nghĩa vụ.

Call Now Button