8 cách để giảm rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ (hội chứng ADHD)

8 cách để giảm rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo

8 cách để giảm hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD)

Hiện nay, rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là một vấn đề nan giải đối với các bậc cha mẹ. Một mặt khác, các nghiên cứu cho thấy rằng có một số loại thuốc có thể hỗ trợ đến 60-75% trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng tăng động giảm chú ý: Khả năng tập trung cao, cải thiện điểm số và thấy bản thân mình tốt hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ gây ra phản ứng phụ như đau đầu, đau bụng, mất ngủ, giảm cân, thậm chí là trầm cảm.

Từ một quan điểm toàn diện thấy được thuốc kháng sinh này ảnh hưởng đế hệ thần kinh của trẻ, nhiều cha mẹ không biết rằng có rất nhiều phương pháp điều trị một cách tự nhiên mà hiệu quả để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Có một số phương pháp hữu hiệu dưới đây để giúp chứng tăng động ở trẻ, có thể kết hợp kèm với thuốc, tuy nhiên các cha mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc nếu không cần thiết.

1. Lập một kế hoạch định kỳ cho con

Trẻ em bị mắc hội chứng ADHD thường sẽ rút lui khỏi các hoạt động mới, các cuộc phiêu lưu và sự thay đổi. Tuy nhiên, chúng cân bằng bởi các sự đối ngịch như: hành động để giữ bình tình, thư giãn và nuôi dưỡng. Con của bạn cần có một chế độ đều đặn và khoa học để chống lại những xu hướng tự nhiên của mình đối với sự rối loạn như: làm bài tập về nhà thường xuyên, tập thể dục, thư giãn, ăn uống, đi ngủ và thức dậy để bắt đầu một ngày mới. Đây là một vài lời khuyên làm thế nào để tạo ra một môi trường thoải mái cho con bạn ở nhà.

2. Thư giãn cũng là 1 cách để giảm rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Hãy thư giãn ít nhất 5-10 phút với con bạn một ngày. Nằm xuống sàn nhà hoặc trên giường, kê đầu bằng một chiếc gối và giữ ấm bằng một chiếc chăn. Sau đó, hãy yêu cầu con bạn cảm nhận cơ thể mình từ đầu tới chân, chuyển sang luyện tập bằng các trò chơi cùng nhau, giả vờ bạn là một muỗng kem đang tan chảy trong ánh mặt trời hay bạn đang lắc lư theo những con sóng của đại dương, thậm chí yêu cầu con bạn hướng dẫn bạn làm như thế nào.

Ý tưởng này giúp con bạn có thể thoải mái thư giãn và hít thở sâu hơn, nó giúp hệ thần kinh trung ương chuyển từ trạng thái thông cảm sang trạng thái giao cảm, bao gồm sự nuôi dưỡng và hồi phục. Hãy thử điều này khi con bạn đi học về, ngay trước bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ, đây là thời gian giúp con bạn bị kích thích lớn nhất.

Thư giãn cũng là cách để con giảm hội chứng tăng động giảm chú ý

3. Mát xa trong thời gian ngủ

Dầu là một chất giúp cân bằng tốt nhất cho trẻ khi mát xa để làm dịu đi hội chứng ADHD ở trẻ. Để bắt đầu, bạn làm ướt bàn tay và đổ một thìa cả phê dầu chưa tinh chế (ví dụ dầu olive, hạnh nhân, dầu mè), sau đó, chà tay của bạn với nhau và xoa bóp lên da của con. Để dầu ngấm vài phút, sau đó lấy khăn lau sạch lớp dầu còn lại.

Có gắng làm ít nhất một lần một tuần, nếu bạn không có thời gian để mát xa cho con từ đầu tới chân thì chỉ cần mát xa bàn chân (bao phủ bằng cả tất chân cho con). Nếu con bạn gặp khó khăn về việc ngủ thì hoạt động này sẽ giúp cải thiện cho giấc ngủ của trẻ.

4. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Mặc dù có nhiều nghiên cứu trong 20 năm qua cho thấy rằng chế độ ăn uống và thực phẩm khác có thể làm trầm trọng thêm chứng bệnh tăng động” này của trẻ nhưng khoa học y tế vẫn chưa phát hiện được mối liên hệ giữa thực phẩm và hội chứng ADHD. Thực tế, những cha mẹ mà đã giảm lượng hấp thụ cho trẻ về đường, thực phẩm tinh chế và các loại thực phẩm có chất phụ gia khác (thuộc nhóm thực phẩm có chất bảo quản, bột ngột,…) đã nói rằng việc này giúp cải thiện đáng kể các hành vi của con mình hơn 4-8 tuần.

Những đứa trẻ này ít gây rối và tập trung hơn khi cung cấp cho chúng nhiều rau nấu chín và ngũ cốc nguyên hạt, cùng với lượng vừa phải protein và các loại dầu tinh chế hữu cơ.

Ngoài ra, cung cấp khẩu phần ăn cho con bạn thêm 50 mg vitamin B-complex và 100-200 mg dầu cá sẽ giúp trẻ giảm khả năng tăng động ở trẻ. Bổ sung chất dinh dưỡng sẽ làm ổn định hệ thần kinh trung ương đồng thời cải thiện ổn định tâm trạng, tập trung tinh thần và chức năng của não.

5. Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên

Thảo dược giúp trấn tĩnh, làm dịu và nuôi dưỡng các hệ thống thần kinh bao gồm cọ chanh, hoa cúc, …Chúng có thể dùng một cách an toàn như một loại trà hoặc thuốc, hãy nhớ phải theo hướng dẫn trên chai hoặc hộp. (Liều lượng cho trẻ em là một phần tư đến một nửa của liều người lớn dựa trên trọng lượng của chúng).

6. Chế độ “thời gian bù giờ”

Hầu hết trẻ em lúc nào cũng cắm mặt vào các đoạn văn trên điện thoại di động, chơi điện tử, xem tivi hàng giờ liền. Sự kích thích của công nghệ liên tục như vậy không chỉ làm tan vỡ sự chú ý của trẻ mà còn gây ra bức xạ điện từ (EMR) ở mức có thể gây hại cho trẻ. Khi một đứa trẻ nhạy cảm, tiếp xúc này có thể làm kích động hệ thần kinh trung ương của mình.

Áp dụng chế độ “thời gian bù giờ” để giảm hội chứng tăng động giảm chú ý

Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi mãn tính, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ và sự chú ý bị giảm sút và tầm nhìn méo mó là tất cả gây ra tác dụng phụ của EMR . Cố gắng hạn chế tiếp xúc với điện từ bằng cách giảm thời gian tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính, một ngày ít nhất chỉ sử dụng 30 phút đến tối đa là 1 tiếng.

7. Giảm thiểu việc dùng thuốc

Nếu bạn quyết định bỏ thuốc thì hãy tìm một bác sĩ sẵn sàng làm việc với bạn để tìm ra liều thuốc tối thiểu mà có hiệu quả với con bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để cho phép con của bạn có thể có những “kì nghỉ” không cần dùng thuốc khi phải tập trung cao độ không cần thiết (cuối tuần, trong suốt kì nghỉ hè,…). Hãy hướng hãy các hành vi cư xử cho con bạn cẩn thận, bạn có thể giúp bác sĩ tìm ra các liều lượng và thời gian biểu cho con bạn đạt được thành công ở trường học, ngược lại làm giảm cơ hội của mình với các tác dụng phụ.

8. Cuối cùng nhưng không phải là không quan trọng

Hãy nhớ rằng, mục đích của các phương pháp điều trị này thay thế làm cho con bạn cảm thấy được yêu thương và được nuôi dưỡng. Nói với con bạn rằng những thói quen mới này là một thử nghiệm để cải thiện sự tập trung và tinh thần của trẻ và đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thế nào để thay đổi được  những điều đó. Điều này có nghĩa là bạn phải thỏa hiệp về một số thứ nhưng nó cũng có nghĩa là càng phải hợp tác hơn.

Hãy tìm ra sự thay thế làm con bạn thích thú (ví dụ như thay thế bằng các cách điều trị tự nhiên lành mạnh hoặc chơi với một cái ô tô điều khiển từ xa hoặc một trò chơi video nào đó). Do đó, bạn không làm cho cuộc sống của mình trở nên khó khăn trong sự nỗ lực của mình để giảm hội chứng ADHD ở trẻ. Cùng giúp đỡ nhau để tìm thấy sự sáng tạo để từng bước di chuyển theo hướng tích cực. Con của bạn sẽ được hạnh phúc hơn và bạn cũng vậy.

Nguồn: Carrie Demers, MD

ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TÂM LÝ CHO CON

Call Now Button