Bí quyết dạy con từ 0 đến 3 tuổi của mẹ Nhật. Giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là một trong những “giai đoạn vàng” cho sự phát triển tư duy và sự độc lập của trẻ. Con thông minh, ngoan ngoãn, lễ phép, lại luôn tự giác, độc lập luôn là điều mà bố mẹ mong ước. Nhiều bậc bố mẹ tham khảo cách dạy con của người Nhật để có phương pháp tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Vậy cách dạy con của người Nhật như thế nào? Tại sao lại trở thành “kim chỉ nam” của nhiều bố mẹ Việt đến vậy?
Bí quyết dạy con từ 0 đến 3 tuổi của mẹ Nhật
1. Dạy con ngay từ 0-3 tuổi – Phát triển đầy đủ các giác quan một cách khoa học.
Giai đoạn này trẻ có khả năng nhớ cực cao bằng cách chụp lại các thông tin và ghi chép vào não bộ. Trong giai đoạn này, tất cả những hành động, lời nói của người lớn đều được trẻ quan sát, chụp lại, ghi nhớ và bắt chước theo. Do đó, hành động và lời nói của người lớn trong giai đoạn này có sự tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, phát triển đầy đủ các giác quan cho trẻ trong giai đoạn này cũng đóng một phần quan trọng.
- Thị giác: Thị giác ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan sát và tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh của trẻ. Chính vì điều đó, các bà mẹ Nhật rất chú ý phát triển thị giác cho con ngay từ trong những giai đoạn đầu tiên. Ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã được để trong các căn phòng được trang trí nhiều màu sắc hoặc treo tranh phong cảnh gần nơi bé nằm. Trẻ dưới 1 tháng tuổi thường chưa có khả năng quan sát nhiều màu sắc. Trong giai đoạn này nếu mẹ thường cho trẻ quan sát các vật màu đen, trắng, kẻ sọc đen trắng hoặc kẻ caro đen trắng sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng quan sát cũng như khả năng tập trung của trẻ. Ngay từ khi 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể giúp trẻ học bảng chữ cái thông qua quan sát bằng cách treo bảng chữ cái cạnh giường bé, hàng ngày mẹ hãy bế bé đến gần quan sát bảng chữ cái 1 -2 lần. Việc cho trẻ tiếp xúc sớm với bảng chữ cái sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sau này.
- Thính giác: Thính giác cũng là một giác quan giúp trẻ tiếp nhận thông tin ngay từ sớm. Để giúp con phát triển thính giác tốt nhất, mẹ Nhật thường rất chú trọng trò chuyện cùng con, đọc truyện và hát ru con ngủ. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển tốt thính giác mà còn giúp giúp bồ dưỡng tình mẫu tử một cách tự nhiên và bền chặt.
- Xúc giác: Để nâng cao khả năng phản xạ của con, người Nhật thường rất chú trọng phát triển xúc giác của con. Phát triển xúc giác có thể thông qua việc cho con bú. Hay cao hơn, mẹ có thể dạy con học cách xác định vị trí bằng cách dùng tay cọ nhẹ lên môi, hàm trên, hàm dưới, hoặc bàn tay, bàn chân… để trẻ cảm nhận được bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải. Bé sẽ có những phản xạ khi thích ứng với các trò chơi phát triển xúc giác vậy
2. Bài học gắn với thực tế
Bố mẹ và thày cô giáo ở Nhật không bao giờ nói suông mà không có hành động chứng minh. Ví như khi dạy con về tình yêu thương, nếu chỉ nói “khi làm sai điều gì, con nhớ phải nói xin lỗi nhé”. Đó chỉ là lý thuyết, trẻ sẽ không làm theo nếu không có bài học thực tế được chứng minh. Nhưng nếu hàng ngày, mẹ thực hành thói quen “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc thì trẻ sẽ hình thành thói quen phải xạ mà không cần người lớn phải nhắc nhở. Hoặc khi dạy trẻ biết yêu thương động vật, mẹ Nhật thường cho trẻ nuôi một loài động vật nào đó như: chó, mèo, thỏ, rùa, chuột,… hướng dẫn trẻ cho ăn và chăm sóc, bảo vệ con vật đó. Như vậy chính trẻ sẽ tự hình thành tình yêu thương đối với động vật.
3. Hướng dẫn con làm ngay khi có thể.
Trẻ Nhật ngay từ 2 tuổi đã luôn chủ động làm mọi việc từ ăn cơm, vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ chơi. Đó là điều mà mẹ Việt luôn mong ước. Bí quyết là ở chỗ, bố mẹ Nhật để con làm mọi việc ngay khi có thể. Cha mẹ Nhật luôn khuyến khích con tự làm mọi việc. Họ hướng dẫn và để con tự thực hiện chứ không bao bọc là làm hộ con như ở Việt Nam. Thời gian này, con có thể làm chưa nhanh, chưa gọn gàng, vẫn còn bừa bộn. Thời kỳ này chủ yếu để con hoạt động, tự trải nghiệm và tích lũy. Cha mẹ chỉ ở bên quan sát, giúp đỡ một phần.
4. Chú ý đến cảm nhận của con.
Trong cách dạy con của người Nhật luôn chú ý đến cảm xúc của con. Mỗi khi đưa con đi công viên, bảo tàng, hoặc đi chơi đâu đó, mẹ Nhật cũng khuyến khích con kể lại về chuyến đi chơi đó. Đồng thời, không quên chú ý đến cảm xúc của con khi chơi. Đây là cách mà các bà mẹ Nhật dạy con diễn tả cảm xúc và phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.