Bố đã thật sự sốc khi con phản kháng nguyên nhân do đâu?
Tâm sự của một người bố khi đánh con một cái vì hỗn láo nhưng con đã lớn rồi – dám đẩy bố ngã!
Con trai!
Có lẽ lúc này cả bố và con đều cần một khoảng thời gian yên tĩnh để suy ngẫm, để phân tích và nhìn nhận lại mọi chuyện.
Mọi chuyện xảy ra quá nhanh, đến lúc này bố vẫn chưa thể chấp nhận được hình ảnh xảy ra vừa rồi con trai à. Bố không tin con dám đẩy bố ngã chỉ vì bố đánh con một cái do con hỗn với mẹ. Bố thực sự sốc, rất sốc!
>>>Xem thêm: Cha mẹ tham khảo khóa học kỹ năng sống cho con XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Bố biết, không chỉ bố sốc mà ngay lúc này tâm trạng của con cũng rối bời lắm đúng không con? Đây là lần đầu tiên con hành xử với bố mẹ như vậy trong suốt 18 năm qua mà. Chắc chắn con cũng chẳng thể tin mình dám hành động như thế với bố đúng không nào? Bố hi vọng là như vậy!
18 năm trước khi mẹ con báo với bố sự xuất hiện của con, bố đã vỡ òa trong hạnh phúc. Bố đã tự vẽ ra rất nhiều kế hoạch để chào đón con ra đời cũng như đồng hành cùng con trong quá trình phát triển. Bố tự mỉm cười với những kế hoạch bố đã giành riêng cho con và trong những kế hoạch đó, chắc chắn sẽ có 2 từ “kỷ luật”.
Như con thấy, bố sinh ra và lớn lên trong môi trường quân đội, bản thân bố trưởng thành bởi những nguyên tắc, quy định, kỷ cương. Bố nhận thấy kỷ luật giúp tôi trưởng thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bố cũng muốn con trai bố sẽ có được sự mạnh mẽ và cương trực ấy. Bố sẽ chẳng bao giờ thấy được những mặt trái, những phương pháp sai lầm của bố nếu như ngày hôm nay con không phản kháng và nói ra những suy nghĩ của mình
Bố đã thất bại khi tự mình sắp xếp cuộc đời cho con: Bố đã từng nghĩ tất cả các vấn đề đều phải có trật tự. Trong gia đình bố mẹ là người có tiếng nói lớn nhất. Dù là vấn đề gì các con cũng phải thực hiện theo những kế hoạch, định hướng của bố hay mẹ đưa ra. Các con còn quá nhỏ để thấu hiểu những vất vả, những khó khăn ngoài cuộc sống nên nếu muốn đứng vững được trong cuộc sống này, nhất định các con phải theo sự sắp xếp của bố – người đã kinh qua quá nhiều thăng trầm của cuộc sống.
Bố sẽ vẫn nghĩ con trai của bố đang rất ngoan ngoãn làm theo những gì bố đưa ra nếu như ngày hôm nay con không phản kháng. Bố đã không biết rằng việc bố tự ý sắp xếp cuộc đời cho con không chỉ khiến con thụ động với những bản kế hoạch có sẵn, mà còn khiến con không phát triển được thế mạnh của bản thân, sống trong sự chấp nhận, dồn nén đến khi không chịu được thì phát nổ.
Không chỉ thất bại khi sắp xếp, áp đặt con, chính sự bảo thủ của mình, luôn cho rằng ý kiến của mình mới là đúng nhất, gạt bỏ mọi ý kiến của con để rồi khoảng cách giữa bố và lớn. Những buổi nói chuyện bắt đầu ngắn dần, ít dần và mất hẳn. Nếu có chăng chỉ là những lời gắt gỏng qua lại giữa 2 bố con. Bố không thể nhớ bắt đầu từ khi nào bố và con không thể cùng nói chuyện với nhau nữa? Phải chăng con không còn muốn gần bố?

Con trai à! Bố xin lỗi vì bao năm qua đã chưa một lần nghe ý kiến của con, đã khiến con phải ấm ức khó chịu. Ngay lúc này, bố cũng đã nhận ra sai lầm của bố trong việc tương tác, nuôi dạy các con. Để đến như ngày hôm nay, bố biết lỗi cũng từ phía mình. Bố xin lỗi con!
Ngày hôm nay, bố đã sốc trước hành động đẩy bố ngã của con. Bố ngã không đau về thể xác nhưng đau về tinh thần con ạ. Trái tim bố như đang có ai bóp nghẹt. Bố biết bố đã không đúng khi đánh con nhưng việc con đẩy bố ngã bố thực sự không dám tin con ạ. Chẳng lẽ chúng ta đã đến mức này rồi sao con?
Bố không biết lúc này con đang nghĩ như thế nào về bố. Nhưng con biết không, dù có thế nào bố vẫn luôn yêu thương con. Bố luôn muốn con được vui vẻ, khỏe mạnh và đặc biệt trở thành người có nhân cách – một người sống có trách nhiệm, biết yêu thương và chia sẻ.
>>>Xem thêm: Các hoạt động giáo dục nhân cách cho trẻ cha mẹ quan tâm XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Có thể nguyên tắc và kỷ luật bố đã sử dụng không đúng cách, nhưng bố vẫn tin rằng, để trở thành người có trách nhiệm, chúng ta cả bố và con đều phải xây dựng những nguyên tắc và kỷ luật cho riêng mình đúng không con?
Thẳng thắn mà nói, để xảy ra tình huống như ngày hôm nay, không chỉ có bố mà con cũng nên nhìn nhận lại bản thân mình 1 lần đúng không con trai. Chúng ta không ai hoàn hảo cả nhưng bố tin sau vấp ngã lần này, cả 2 bố con mình đều nhìn nhận ra vấn đề của mình để thay đổi con nhé. Dù khi con 8 tuổi hay 18 tuổi, cố cũng luôn đồng hành bên cạnh con.
Yêu con!
Bố của con!
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG