Bố mẹ ơi xin đừng bao bọc con nữa!

Bố mẹ ơi xin đừng bao bọc con nữa

Bố mẹ ơi xin đừng bao bọc con nữa!

Bố mẹ ơi xin đừng bao bọc con nữa

Sự yêu thương thái quá trở thành sự bao bọc con của cha mẹ khiến con không biết mình là ai và mất phương hướng!

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Bố mẹ thân mến!

Sau những ngày im lặng vừa qua để suy nghĩ con quyết định viết những dòng thư này để gửi tới bố mẹ. Con chỉ là một đứa trẻ học lớp 10 nhưng con đủ hiểu và đủ cảm nhận những gì đã xảy ra. Con không muốn không khí giữa con và bố mẹ quá căng thẳng nên con sẽ nói hết tất cả một lần. Và bởi vì bây giờ con đã đủ dũng cảm để bày tỏ chính kiến của bản thân!

Con đã sống trong bao bọc của bố mẹ quá lâu

Từ mẫu giáo cho đến các lớp lớn hơn, bố mẹ luôn là người cung ứng cho con tất cả mọi thứ. Việc ăn gì, mặc gì, uống gì cho phát triển, học trường nào là tốt nhất… của con luôn là đề tài quan tâm của mọi người trong gia đình bởi con là con trai duy nhất. Con hiểu việc sinh con muộn đã khiến bố mẹ lo lắng cho con mọi thứ và dường như mọi sự quan tâm trong nhà đều đổ dồn vào con. Và với một cậu bé được bao bọc đến vậy, con hiểu con có trong tay “một đặc quyền” đó là thích gì cũng được từ việc ăn, chơi cho đến học. Chỉ cần con lười ăn 1 bữa là mẹ sốt sắng tìm món mới, bố cật lực mua các loại thuốc bổ chỉ để mong con ăn nhiều một chút cho “có da có thịt”. Nhưng thực sự con đâu có đói để mà ăn hả bố mẹ? Thà con được chạy nhảy, con được chơi cùng các bạn có lẽ con sẽ mệt và thèm ăn hơn. Nhưng con chỉ cần chạy mẹ lập tức nhắc ”Đi chậm thôi con kẻo ngã”, con chỉ cần chơi đất với bạn 1 chút là bố mắng “Sao chơi bẩn thế, đi về nhà chơi”. Vậy là cả ngày con chỉ quanh quẩn chơi với bố mẹ, chơi trong nhà hoặc với ông bà khi bố mẹ đi làm. Cứ như thế thì liệu con có muốn ăn không khi con không hề tiêu hao năng lượng hả bố mẹ? Nếu như đi học chỉ cần con thấy buồn, không vui là ngay lập tức bố mẹ chuyển trường cho con mặc dù chi phí không hề dễ chịu chút nào. Tất cả những gì tốt nhất, đắt nhất, xịn nhất đều dành cho con.

Và sự lo lắng, sự quan tâm đến bao bọc kỹ càng của bố mẹ đã khiến con đòi hỏi và mất đi kỹ năng giao tiếp như các bạn!

Lớn hơn một chút con bắt đầu đòi hỏi bởi con thấy mình được quyền như vậy, và tất nhiên mọi thứ đều được bố mẹ đáp ứng một cách nhanh chóng. Một điều không ai có thể phủ nhận trong gia đình con luôn là số 1. Con không thể học được nếu như mẹ không cho con xem hết bộ phim hoạt hình yêu thích, con đâu muốn làm việc nhà bởi học đã đủ mệt rồi, mẹ có thể làm được khi không có con cơ mà? Con chỉ cần học tốt là có thể ngồi xem phim, nhà cứ để bố lau, cơm cứ để mẹ nấu, tới bữa con ăn nhiều chút là được rồi. Việc của con là học thật tốt, thật giỏi để bố mẹ “nở mày nở mặt” với cậu con trai quý tử duy nhất. Bõ công bố mẹ đầu tư.

Nhưng bố mẹ đâu biết bố mẹ đã vô tình “cướp đi” những kỹ năng mà đáng lẽ ra con cần phải có. Khi đi cắm trại cùng các bạn ở trường cấp 2 trong buổi ngoại khóa, các bạn đều biết làm việc nhóm để dựng trại thì con chẳng biết làm gì. Các bạn hô hào nhau kiếm củi, nhặt rau chuẩn bị bữa tối con cũng chẳng biết. Thậm chí loại rau con thích ăn mọi khi con cũng không biết tên nó. Được làm cùng các bạn con thấy mọi thứ thật thú vị. Giá như ở nhà mẹ cũng cho con làm như vậy thì đỡ chán hơn biết bao nhiêu. Và con hiểu rằng những trải nghiệm thực tế đó con không hề có!

Sau buổi ngoại khóa đó những buổi đến trường con thấy thú vị hơn khi được các bạn kể về việc chơi game. Con cũng bắt đầu thử chơi và thấy mình cũng khá có tài khi chơi mấy trò này. Và con được “mở mang tầm mắt” hơn khi theo các bạn ra quán net. Con phải há hốc miệng khi thấy quán net lần đầu. Một không gian chật hẹp, hơi tối, chỉ có tiếng bàn phím gõ và tiếng người xôn xao nhưng sao nó lại có sự hấp dẫn kỳ lạ như vậy. Con lao vào các trận game cùng với lũ bạn. Và tất nhiên chơi game đồng nghĩa với việc cúp tiết và được cô giáo thông báo về nhà. Mẹ khóc, bố mắng xối xả, lần đầu tiên trong đời con ăn 1 bạt tai từ bố. Con ấm ức, khó chịu thậm chí là tức giận bởi con đâu có sai, con chỉ chơi một chút thì đã làm sao? Game thực sự thú vị và con cũng kết được nhiều bạn từ đó, bố mẹ đâu phải là con mà có thể hiểu được. Những ngày sau đó bố mẹ quản lý khắt khe để con không còn chơi game nữa. Con thấy mọi thứ thật nhạt nhẽo nhưng vẫn cố gắng hoàn thành tốt việc học của mình. Bởi con hiểu việc học là điều quan trọng nên con đã bỏ game để tập trung hơn.

Và mọi thứ cứ trôi qua khi con lên đến cấp 3 và đỗ vào trường chuyên

Tin con đỗ vào trường chuyên như một điều tuyệt vời với cả nhà. Ông bà, bố mẹ vui mừng ra mặt, tổ chức ăn mừng và con được thưởng rất nhiều quà. Con cũng có chút tự hào với bản thân mình. Bước vào cấp 3 con thấy mình người lớn hẳn và muốn thể hiện bản thân nhiều hơn. Học giỏi, đẹp trai, tất nhiên có rất nhiều bạn nữ bị thu hút bởi con. Và con đã có người yêu. Nhưng trái với tưởng tượng của con sẽ được bố mẹ ủng hộ thì khi biết con có người yêu, bố mẹ mắng con xối xả như một tội đồ “Học không lo yêu đương nhăng nhít”, “Ôi trời ơi tý tuổi đã yêu đương hả con?”, “Bố cấm mày yêu đương, vớ vẩn, lo học đi”… Nhưng bố mẹ ơi đó là những cảm xúc đầu đời của con, con đã 16 tuổi rồi đâu còn bé bỏng nữa. Bố mẹ thay vì cấm cản thì hãy cho con những lời khuyên được không? Vì chính những lời khuyên, chia sẻ đó của bố mẹ sẽ là kinh nghiệm để cho con và bạn có những tình cảm trong sáng như đúng lứa tuổi của chúng con mà không bị ảnh hưởng đến học tập. Đó cũng chính là những trải nghiệm đầu đời để con có bài học. Nhưng ngược lại con chỉ nhận lại những lời mắng xối xả, cấm yêu đương. Ừ thì thôi!

Bố mẹ ơi xin đừng bao bọc con nữa!
Bố mẹ ơi xin đừng bao bọc con nữa!

Con thấy xấu hổ khi mỗi buổi sáng 1 anh chàng 16 tuổi cao 1m70 lại ngồi sau lưng mẹ đến trường trong khi các bạn đều tự đi học. Con muốn được mua xe đạp điện và tự đi học như các bạn. Bố lại nói “Con đi cực kỳ nguy hiểm, xe cộ giờ đi ẩu lắm”, mẹ nói “Để mẹ đưa đi đón về cho an toàn, đi xe đạp điện rồi mấy đứa bạn nó phóng tít lên, đánh võng thì chết”… Nhưng con tự hiểu vấn đề đó và tiết chế được mà bố mẹ?

Tại sao bố mẹ luôn không tin tưởng con, tại sao cứ bao bọc con mãi như một đứa trẻ? Sự bao bọc ấy khiến con khó thở, con thu mình bởi không được tự ý làm mà phải đi theo những gì bố mẹ vạch ra sẵn. Con chỉ học văn hóa tốt nhưng các kỹ năng của con thì quá yếu so với các bạn. Con không có kỹ năng làm việc nhóm, không có kỹ năng giao tiếp với các bạn, không có kỹ năng phân biệt được nên không nên, không có kỹ năng để biết về tình yêu học trò… Tất cả mọi thứ khiến con dồn nén, ấm ức, tức giận và đòi hỏi. Chính sự ỷ lại, đòi hỏi, lười biếng và bất cần trong con được tạo ra từ sự bao bọc ấy. Và giờ đây con thấy mình quá loay hoay, chậm hơn so với các bạn khi con không biết được mình muốn gì, là ai và cần làm gì khi mà bố mẹ cứ trải trước con đường con đi.

>>>Xem thêm: Lý do tại sao khiến trẻ thiếu tự tin XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Con cần tự tìm lại mình và thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, nhưng cũng cần động lực và sự định hướng!

Con đã chủ động đề xuất bố mẹ để học một khóa kỹ năng sống và phát triển bản thân toàn diện! Dù đã học cấp 3 nhưng con không ngại việc đi học bởi con hiểu mình cần phải định hướng để phát triển thành một công dân toàn cầu trong tương lai. Thầy cô đã đưa ra cho con nhiều mục tiêu, kế hoạch và hướng dẫn con cách phải làm như thế nào. Con cũng đã xác định được các yếu điểm của bản thân và cách khắc phục mặc dù để khắc phục là rất “khoai”. Bắt đầu từ việc tự phục vụ bản thân, làm giúp bố mẹ việc nhà và tự giác học. Con thấy mọi thứ không quá khó và con chắc chắn làm được để khẳng định bản thân mình.

Bố mẹ ạ! Hãy để con làm từ những thứ nhỏ nhất, hãy chỉ bảo con vì bây giờ con mới bắt đầu từ đâu trong khi các bạn khác đã làm từ nhỏ. Hãy đừng bao bọc con để con có những trải nghiệm, kỹ năng khôn lớn. Hãy cứ để con vấp ngã tự con sẽ có bài học để đứng lên bởi trải nghiệm trường đời là điều ai cũng nên trải qua. Và đừng bao bọc con để con mất định hướng. Chúng ta sẽ bắt đầu từ đầu, bố mẹ đồng hành cùng con nhé!

Call Now Button