Các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dạy thì và cách giải quyết. Tuổi dạy thì là giai đoạn quan trọng mà con trẻ phải trải qua nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, Những sự thay đổi đột ngột khiến con dễ rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân. Dưới đây là các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì mà cha mẹ nhất định không nên bỏ qua.
Bạn có thể thấy con trai/con gái mình ngủ nướng đến tận trưa, dùng thời gian chủ yếu khép mình trong phòng, chẳng mấy khi nói – trừ vài câu gắt gỏng…
Đó là những cơn ‘mưa nắng ẩm ương’ bình thường của tuổi mới lớn hay dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng, các bậc cha mẹ hãy cùng Wedo – Wegood xem xét 7 dấu hiệu sau về Các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dạy thì :
/>>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.
-
Con trở nên buồn bã hơn thường lệ
Con có những triệu chứng như buồn bực, cáu kỉnh trong gần như cả ngày, hầu hết các ngày trong tuần và kéo dài trong ít nhất 2 tuần.
Một số em khác tỏ ra buồn nản, thiếu năng lượng. Một việc nhỏ nhặt cũng khiến trẻ khó chịu, nổi xung và không thể thư giãn
-
Con của bạn đã mất hứng thú với những thứ con thường thích làm
Có thể con không còn muốn chơi guitar hay bóng đá, những thứ con thường say sưa.
Con cũng xa lánh mọi người, không muốn đi chơi với bạn bè và gia đình – thậm chí cả những người mà anh ấy thường thấy thú vị hoặc vui vẻ khi ở cùng.
-
Con mất tập trung, hay cãi vã
Tâm trạng ảnh hưởng một cách lâu dài và trầm trọng đến cuộc sống của con theo cách: con thường xuyên gây hấn với mọi người, cãi vã và khủng hoảng trong nhiều mối quan hệ.
-
Thói quen ăn ngủ của con thay đổi
Cô/cậu bé tuổi teen đang gặp vấn đề tâm lý sẽ cảm thấy ít khi đói hơn.
Có thể con không bị sụt cân, nhưng cảm giác chán ăn rất rõ rệt.
Con cũng khó ngủ hơn. Hoặc con ngủ rất nhiều nhưng lúc nào cũng trong tình trạng rất mệt mỏi, thiếu năng lượng.
-
Cảm thấy không hài lòng về bản thân
Con cảm thấy tuyệt vọng, thấy không hài lòng về bản thân dù không có lý do rõ ràng.
-
Con của bạn có hành vi nguy cơ cao
Có thể con mới nghĩ đến hoặc thực sự có hành vi lạm dụng chất kích thích hay tình dục không an toàn.
Thử hút thuốc, uống rượu và quan hệ tình dục ở tuổi teen là những hành vi các bậc cha mẹ không mong muốn ở con cái mình.
Đây là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng mà cha mẹ nhất định không nên bỏ qua.
-
Con của bạn thể hiện suy nghĩ về việc làm hại bản thân
Đây là một cảnh báo rất nghiêm trọng. Con cần phải được một chuyên gia sức khoẻ tâm thần can thiệp ngay.
Cha mẹ nên làm gì khi con khủng hoảng tuổi dậy thì?
-
Cách phòng ngừa khủng hoảng tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì vô cùng nguy hiểm, nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý thì bố mẹ cần nhanh chóng can thiệp kịp thời.
5.1. Luôn theo dõi và quan tâm con của bạn
Hãy luôn ở bên cạnh để chia sẻ, quan tâm và theo dõi mọi biểu hiện của trẻ. Điều này sẽ giúp phụ huynh nhận ra những điểm bất thường, kịp thời can thiệp để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.
5.2. Lưu ý đến những thay đổi của con
Giai đoạn dậy thì là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với con trẻ, mọi sự thay đổi của trẻ cần được quan tâm và theo dõi kỹ. Lưu ý đến những thay đổi của trẻ có thể giúp bố mẹ phát hiện ra được những điểm bất thường, biết được trẻ có khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì hay không.
5.3. Nói chuyện và chia sẻ cùng con
Hãy luôn là người bạn để đồng hành và chia sẻ cùng con, thường xuyên trò chuyện và chia sẻ sẽ giúp trẻ thổ lộ những bất ổn của bản thân, từ đó bố mẹ có thể nhận biết và cho con những lời khuyên và định hướng đúng đắn.
5.4. Lắng nghe con của bạn nhiều hơn
Thay vì giảng giải cho con nên làm như thế này hay thế kia thì bố mẹ nên lắng nghe con, tâm sự cùng con. Đừng có giải quyết vấn đề hãy là một người bạn giúp con thổ lộ mọi tâm sự, lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn mà con đang trải qua.
5.5. Gợi ý giải pháp cho con hơn là chỉ trích
Thay vì chỉ trích, la mắng thì phụ huynh nên động viên con, nhẹ nhàng gợi ý cho con những giải pháp để có thể thoát được những khó khăn. Hãy để con thoải mái, không bị áp lực, hãy chia sẻ một cách nhẹ nhàng.
5.6. Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, hãy nhờ chuyên gia tâm lý trợ giúp
Nếu trường hợp trẻ có các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý nặng, xuất hiện các biểu hiện tiêu cực thì phụ huynh nên đưa trẻ đến nhờ chuyên gia tâm lý trợ giúp. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp tìm được liệu pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho trẻ thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, trong bữa ăn hàng ngày của con em mình, các bậc phụ huynh nên đảm bảo sử dụng nguồn thực phẩm sạch, chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với đa dạng cách chế biến kèm theo đó có thể dùng thêm thực phẩm chức năng bổ não, tăng cường sức khỏe hệ thần kinh.
Với những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã biết khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì vô cùng nguy hiểm. Trẻ bước vào giai đoạn dậy thì rất nhạy cảm, dễ xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, tâm lý cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng tiêu cực.
Do đó, phụ huynh, nhà trường cần quan tâm và giáo dục trẻ, giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn về khủng hoảng tâm lý