Các sai lầm của cha mẹ khiến con trẻ phải nói dối. Nói dối là xu hướng phát triển của trẻ khi nhận thức của chúng tốt hơn. Sau mỗi vấp ngã, sai lầm trẻ sẽ rút kinh nghiệm từ bài học đó. Việc trẻ nói dối là điều hoàn toàn bình thường quan trọng bố mẹ phát hiện kịp thời, tìm nguyên nhân và cùng trẻ khắc phục lỗi đó. Vì vậy, nguyên nhân trẻ nói dối là gì? Các sai lầm của bố mẹ khi tương tác với con là gì? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. Chỉ ra các sai lầm của bố mẹ và biện pháp khắc phục khi trẻ nói dối. Hãy cùng Wedo – Wegood tìm hiểu về Các sai lầm của cha mẹ khiến con trẻ phải nói dối :
1.Phạt nặng mỗi khi con nói dối
Đây là lý do hàng đầu khiến trẻ phản ứng với việc giải quyết các tình huống như vậy. Điều này sẽ hình thành trong tư duy của trẻ là mắc lỗi là sẽ bị phạt nặng nên trẻ sẽ tìm cách để né tránh vấn đề. Vậy nên, thay vì làm quá mức mọi chuyện, các bố mẹ nên nhẹ nhàng bảo con mình nói ra sự thật và sau đó cho trẻ nhận diện việc làm đó của trẻ đúng hay sai? Định hướng cho trẻ cách giải quyết để lần sau trẻ không mắc phải nữa
.
/>>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.
2.Bố mẹ phản ứng thái quá với những tưởng tượng của con
Khi nghe con nói 1 câu chuyện không có thật, tất cả là do trí tưởng tượng của con nhưng khi bố mẹ tiếp nhận chúng thường phản ứng gay gắt và dán nhãn cho trẻ rằng chúng đang nói dối. Vậy nên, trong tình huống này, bố mẹ cần giải quyết như thế nào:
+Bước 1: Cùng con xác nhận lại câu chuyện có thật hay không?
+ Bước 2: Cùng trẻ tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại nói như vậy, nó sẽ để lại những hậu quả gì nếu trẻ tiếp tục như vậy. Trẻ có trí tưởng tượng thể hiện sự thông minh sáng tạo của chúng, tuy nhiên trẻ chưa thể xác định được rõ ràng như thế là đúng hay sau? Nên rất cần sự định hướng của bố mẹ.
3.Bố mẹ phản ứng tiêu cực khi được nghe sự thật ở trẻ
Bố mẹ buồn khi biết sự thật cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nói dối, không ít bố mẹ nhận ra điều này. Mỗi lần chúng nói về sự thật nào đó, bố mẹ thường tỏ ra thất vọng, u buồn. Khi trẻ nói ra sự thật, bố mẹ hãy là điểm tựa và sẵn sàng là nơi lắng nghe trẻ nhiều nhất. Trẻ sẽ nói thật những điều chúng đang suy nghĩ.
4.Bố mẹ kỳ vọng con là đứa trẻ ngoan
Trong tư tưởng của trẻ, chúng luôn cho rằng những ai làm điều không tốt đều người xấu. Đôi khi chính cha mẹ là người đã gieo vào đầu óc trẻ cách nghĩ thế này. Việc bố mẹ luôn kỳ vọng con trở thành đứa trẻ ngoan vô tình khiến con sợ khi phải đối diện với sự thật, vì vậy con luôn cố tìm mọi cách để né đi sự thật để mọi người không xa lánh con, không nghĩ con là người xấu => Bố mẹ hãy tạo cho con tư duy về người tốt vẫn có thể mắc sai lầm và một đứa con ngoan sẽ dám nhận sai và biết sửa sai. Luôn tuyên dương và khích lệ trẻ nếu như con nhận ra lỗi của mình để trẻ phát huy được điều đó.
5.Bố mẹ là người nói dối
Để giáo dục và rèn luyện cho con, thì cha mẹ chính là tấm gương sáng để cho con học theo hàng ngày. Nếu trẻ sống môi trường toàn là sự giả dối, trẻ sẽ dễ học theo thói quen xấu này. Vì vậy, bố mẹ hãy sống thật và đừng bao giờ nói dối trước mặt con.
6. Cha mẹ thường hỏi những câu giống nhau
Việc cha mẹ thường đặt cho con những câu hỏi giống nhau trong 1 tình huống khiến trẻ suy nghĩ rằng trẻ phải đạt được như mong muốn của cha mẹ, vậy nên, chúng luôn trả lời câu hỏi như nhau. => Hãy luôn tạo ra những câu hỏi mở trong tình huống hàng ngày để trẻ xử lý và giải quyết vấn đề.
7.Bố mẹ coi thường con
Trẻ sẽ luôn cảm thấy tự ti và cảm giác như mình là người vô dụng trong nhà nếu lúc nào bố mẹ cũng la mắng, đổ lỗi cho con. Điều này vô tình trở thành nguyên nhân khiến con luôn sống trong nỗi sợ hãi, sợ phải làm sai, sợ phải bị “chê bai” và con chẳng muốn học điều gì, kể cả việc phải nói ra sự thật.
8.Con nghĩ nói dối là phép lịch sự
Con chẳng thích chiếc cặp mới mẹ mua nhưng vẫn phải mang nó đến trường mỗi ngày, chiếc áo mới cha tặng không thích nhưng vẫn phải mặc…Con của các bố mẹ có từng thế này không? Có thể trẻ làm điều này vì cho rằng đó là phép lịch sự. Vậy nên, nếu trẻ có biểu hiện tương tự. Bố mẹ hãy nhẹ nhàng nói với trẻ điều này là không nên để trẻ rút kinh nghiệm.
9.Trẻ nói dối vì con không nhớ, sợ áp lực, sợ bị phạt
Có những điều con không nhớ và chúng cứ đinh ninh rằng những điều mình đang nói là đúng hoàn toàn sự thật. Những lời nói dối thế này hoàn toàn không phải vì con cố ý, vì thế các bố mẹ đừng làm quá lên với con, hãy bình tĩnh và đặt câu hỏi gợi ý cho con
Như vậy, lý do khiến trẻ nói dối thì có rất nhiều nhưng một trong số đó là do sai lầm trong cách nuôi dạy của bố mẹ. Vậy nên, nếu muốn để con trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, cha mẹ hãy gần gũi để chia sẻ với con nhiều, giúp con nhận ra tác hại của lời nói dối và cha mẹ có thể sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của con.