Khi trẻ đòi hỏi cha mẹ cần ứng xử sao cho đúng phương pháp
Trong quá trình phát triển của một đứa trẻ, trẻ sẽ trải qua rất nhiều những giai đoạn phát triển khác nhau. ở mỗi đứa trẻ,việc hình thành nên tính cách đòi hỏi của trẻ sẽ xuất hiện, đặc biệt là ở giai đoạn 0-3 tuổi sẽ phát triển rất nhanh nếu cha mẹ chưa phát hiện ra. Cha mẹ có thể dễ dàng rơi vào bẫy của trẻ và nếu không tinh tế nó sẽ thành tính cách sau này của trẻ sẽ rất khó để sửa đổi. Sau tôi tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để thay đổi tính đòi hỏi của trẻ nhé!
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Nguyên nhân trẻ hay đòi hỏi
Việc hình thành nên tính đòi hỏi ở trẻ sẽ xuất phát từ cách tương tác của cha mẹ, một số lỗi nhỏ sau cha mẹ Việt thường dễ mắc phải:
– Đáp ứng mọi mong muốn của trẻ
Cha mẹ quá dễ dãi nên sẵn sàng cho con thứ con muốn, thậm chí khi ở nơi công cộng thì sợ mọi người cười chê nên đáp ứng mọi điều kiện của con. Trẻ sẽ dần quen và không biết cách kiểm soát cảm xúc, nhu cầu của mình.Khi lớn lên, trẻ luôn nghĩ rằng việc cha mẹ đồng ý nghĩa là yêu con, còn nếu cha mẹ nói không tức là không yêu con. Trẻ sẽ càng phản kháng mạnh để tạo sự chú ý của cha mẹ và người lớn. Nếu cha mẹ không tương tác với con tại tình huống này trẻ tưởng rằng hành vi đó của trẻ là đúng và tiếp tục thực hiện trong những lần sau.
– Sợ làm tổn thương tâm lý của trẻ
Cha mẹ thường yêu thương con nên sẽ có tâm lý bù đắp cho con. Đặc biệt là những cha mẹ bận rộn, ít có thời gian chơi cùng con thì việc đáp ứng đòi hỏi của con sẽ dễ dàng hơn. Cha mẹ chưa cho trẻ đối mặt với vấn đề và nhận diện rõ ràng nên – không nên ở trẻ. Thấy trẻ khóc là có tâm lý xót con, sợ ảnh hưởng tâm lý của con. Một số cha mẹ Việt, không tạo nguyên tắc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nên trẻ sẽ dễ làm gì được lấy, thích gì cũng được chiều.
– Chưa dạy trẻ giá trị của lời cảm ơn
Lời cảm ơn sẽ giúp trẻ nhận thức được về vấn đề con đang được sự giúp đỡ, chứ không phải là nhiệm vụ hay trách nhiệm người lớn phải làm cho con. Việc tạo thói quen nói lời cảm ơn ở trẻ sẽ giúp trẻ biết được giá trị của lòng biết ơn và hiểu được trách nhiệm của mình.
– Khen ngợi con nhiều quá
Ngay cả khi trẻ làm các công việc để tự phục trẻ, thậm chí đó là trách nhiệm của trẻ. Cha mẹ cũng khen ngợi trẻ dẫn đến việc trẻ chủ quan cho là mình tốt, mình giỏi
– Đáp ứng tình yêu với trẻ bằng vật chất
đây là một cách hoàn toàn sai lầm của cha mẹ khi dạy con, đáp ứng vật chất quá nhiều sẽ khiến trẻ phát triển đòi hỏi sớm, thích gì được nấy mà không hiểu được giá trị của vật chất đó. Trẻ hay mè nheo và ra điều kiện với cha mẹ để được đáp ứng, nếu bố mẹ không đáp ứng trẻ có thể gào khóc, lăn ra ăn vạ.
Những biểu hiện của trẻ đòi hỏi
– Khóc lóc, mè nheo, ăn vạ để đáp ứng được mục đích
– Phản kháng, chống đối lại khi bố mẹ không đáp ứng
– Tạo sự luồn lách, láu cá để đạt được mục đích (khóc to, nôn trớ, kêu đau bụng, đau đầu…..)
Cha mẹ cần làm gì để con không đòi hỏi
– Tạo nguyên tắc rõ ràng : Đối với các tình huống trẻ đòi hỏi, cha mẹ nên không quan tâm đến trẻ và tạo ra các nguyên tắc rõ ràng để trẻ hiểu và nhận thức được hơn.
– Rèn luyện cho trẻ nhận diện rõ ràng hành vi: Nên – không nên ngay từ khi còn nhỏ.
– Không đáp ứng những yêu cầu vô lý của trẻ: Những đòi hỏi không phù hợp sẽ không đáp ứng ngay mà cần phân tích cho trẻ để trẻ hiểu hơn. Nếu trẻ vẫn không nghe lời hãy lờ trẻ đi.
– Đánh lạc hướng: Cha mẹ có thể đánh lạc hướng của bé bằng một loại đồ chơi khác hay một món ăn mà trẻ thích, để trẻ có thể tạm thời quên đi. Tạo các câu hỏi về một chủ đề khác để thu hút sự chú ý của trẻ và trẻ sẽ quên đi đòi hỏi.
– Mặc kệ trẻ: Đừng vội dỗ dành khi thấy con khóc lóc cha mẹ nhé, trẻ sẽ được đà “lấn tới” đó. hãy phớt lờ, mặc kệ trẻ, để lâu trẻ sẽ tự khắc chán và chấm dứt tình trạng ấy thôi.
– Trao quyền cho con: Cha mẹ hãy thương lượng với con trong khả năng có thể, lấy những đòi hỏi của con ra để dạy dỗ. Nếu như trẻ ngoan, hãy thưởng cho trẻ bằng một món đồ mà con muốn. Nếu như trẻ không ngoan thì mọi quyền lợi của trẻ sẽ bị cắt và trẻ cần được biết điều đó.
– Cương quyết, nghiêm khắc: Chính từ những thói vòi vĩnh nhỏ phát triển lên thành thói vòi vĩnh lớn mà hình thành tính cách “muốn gì được nấy” của trẻ. Bởi vậy, cha mẹ nên cương quyết và cứng rắn hơn, nhất định nói “không” với con. Hãy đưa trẻ ra chỗ vắng người để trẻ tha hồ “ăn vạ” đến khi chán thì thôi. Cha mẹ hãy tạo mục tiêu và động lực để trẻ thay đổi nhé.
Như vậy, việc điều trị thói đòi hỏi của trẻ không hề khó. Chỉ cần có quyết tâm, kiên định thì cha mẹ sẽ giúp trẻ được tốt hơn.
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG