Câu chuyện về chiếc bát gỗ: “Một người đàn ông già ốm yếu sống cùng với gia đình con trai, con dâu và đứa cháu trai 4 tuổi. Người ông đã già với đôi mắt mờ, đôi tay run rẩy và bước chân không còn vững nữa.
Cả gia đình cùng nhau ăn tối xung quanh bàn ăn. Nhưng đôi tay run rẩy của người ông lớn tuổi và đôi mắt tèm nhèm khiến ăn uống trở nên khá khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng rơi xuống sàn. Khi ông với tay lấy ly sữa thì thường vụng về làm đổ sữa ra khăn trải bàn.
Tình trạng đó thường xuyên xảy ra trong mỗi bữa tối làm người con trai và con dâu càng ngày càng khó chịu với mớ hỗ độn này.
– Chúng ta phải làm gì với ông thôi! (Người con trai tâm sự với vợ)
– Tôi đã thấy đủ rồi, sữa đổ khắp bàn, ăn uống nhồm nhoàm, thức ăn rơi vãi đầy sàn nhà (Người vợ tức giận nói)
Sau đó, hai vợ chồng kê thêm một chiếc bàn nhỏ ở góc nhà.
Nơi góc bàn đó, người ông ngồi ăn cơm một mình trong khi cả gia đình quây quần quanh bàn ăn và thưởng thức bữa tối. Từ khi ông làm vỡ bát, một cái rồi hai cái, hai vợ chồng làm cho ông một cái bát bằng gỗ. Thỉnh thoảng, cả gia đình ngước ánh mắt về hướng ông thì những giọt nước mắt đong đầy trong ánh mắt ông khi ông phải ăn cơm một mình. Tất cả cử chỉ, lời nói khó nghe của hai vợ chồng khi ông làm rơi miếng thịt hay đổ thức ăn ra sàn thì một đứa trẻ 4 tuổi sẽ hiểu được dù nó không nói gì.
Một buổi tối, trước bữa cơm, người cha thấy đứa con trai của mình đang nghịch cái bát gỗ đồ ăn thừa của ông trên sàn nhà. Người cha âu yếm hỏi đứa con “Con đang chơi gì vậy?”. Đứa con trai đáp lại hồn nhiên “À, con đang làm một cái bát nhỏ để cho bố và mẹ dùng để ăn cơm khi con lớn”. Đứa trẻ 4 tuổi mỉm cười rồi quay lại công việc của mình.
Câu nói của cậu con trai làm người cha đứng lặng không nói lên lời. Sau đó, nước mắt tràn hai má, dù không nói điều gì những cả hai đều biết họ phải làm điều gì ngay bây giờ. Tối đó, người cha cầm tay người ông và đưa ông quay trở lại bàn ăn.
Từ ngày hôm đó, ông được ngồi ăn chung cùng với cả gia đình. Cả chồng lẫn vợ chắc chắn sẽ chăm sóc ông lâu hơn nữa kể cả khi ông có làm rơi thức ăn ra nhà, làm sữa bị đổ hay khăn trải bàn lúc nào cũng bẩn”.
Qua câu chuyện về Chiếc bát gỗ, các bậc phụ huynh và con cái học được điều gì? Mỗi cuộc đời con người đều sẽ trải qua các giai đoạn từ trẻ tới già, sinh-lão-bệnh-tử, đó là quy luật bất biến của tự nhiên. Những người cha, người mẹ đã sinh ra mình, nuôi nấng cho tới khi mình trưởng thành, thì vòng quay đó sẽ quay ngược trở lại, con cái phải chăm sóc cha mẹ khi về già. Nếu như mình đối xử như thế nào với cha mẹ mình thì những đứa con của mình cũng sẽ làm như thế với mình sau này. Khi là một đứa trẻ, mọi ký ức, hình ảnh lần đầu tiên sẽ ăn sâu trong tiềm thức của chúng, vì vậy hãy giúp chúng lưu giữ những hình ảnh đẹp về cha mẹ của mình, về gia đình thân yêu của mình.