Cha mẹ làm gì khi con nghiện game?

Tình trạng trẻ nghiệm game và nghiện công nghệ tình trạng không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Số lượng trẻ em nghiện game, nghiệm công nghệ ngày càng gia tăng. Ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề trẻ nghiệm game và chia sẻ những giải pháp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này.

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Như thế nào được gọi là trẻ nghiệm game?

Trẻ được coi là nghiệm game nếu như ít nhất trong vòng 12 tháng, thời gian tập trung vào Game quá nhiều. Trẻ có những hành vi mất kiểm soát về hành vi, lời nói, cảm xúc, hạn chế tương tác xã hội. WHO đã công nhận, nghiệm game là một bệnh đối với những người chơi game quá mức, có vấn đề về tâm thần, ưu tiên việc chơi game hơn các mối quan hệ khác.

Một số dấu hiệu trẻ nghiện game – nghiệm công nghệ:

+ Dành nhiều thời gian xem điện tử và chơi game.

+ Xao nhãng công việc và những hoạt động hàng ngày đáng nhẽ ra trẻ cần phải làm

+ Thu mình, hạn chế các mối quan hệ xã hội

+ Thường xuyên cãi lại cha mẹ, tự lấy tài sản của gia đình đi bán để lấy tiền chơi game.

+ Những hậu quả tiêu cực luôn luôn xuất hiện mà trẻ không nhận ra

+ Mất kiểm soát về năng lực não bộ, cảm xúc, thái độ, hành vi

+ Bị ám ảnh bởi các nhân vật trong game.

=>Tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ khác nhau mà biểu hiện của mỗi trẻ sẽ khác nhau.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ nghiện game

Giáo dục trẻ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố gia đình. Tìm hiểu về nguyên nhân trẻ nghiện game sẽ được bóc tách ra làm hai nguyên nhân chính:

– Do bản thân trẻ thích khám phá và chinh phục những thử thách trong game.

– Tư duy nhận diện và giải quyết vấn đề tiêu cực. Lối sống và tư duy tiêu cực sẽ nhanh chóng đưa trẻ đi đến con đường học xấu rất nhanh.

– Sự thiếu quan tâm, chia sẻ của bố mẹ, gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng nhiều. Bó mẹ bận công việc, không dành nhiều thời gian nói chuyện với con nên trẻ có cảm giác cô đơn

– Môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè là nhân tố quyết định nhiều đến sự tìm hiểu về game của trẻ. Sự thiếu hụt không gian lành mạnh khiến trẻ em không có môi trường vui chơi giải trí lành mạnh, không có khoảng thời gian được chơi đùa, quan tâm và không có người đồng hành.

Tác hại của việc nghiện Game

– Nghiện game sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành thói quen, lối sống và nhân cách của trẻ.

– Trẻ dành nhiều thời gian cho game nên không quan tâm đến mọi người xung quanh

– Tư duy của trẻ bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh và trò chơi tiêu cực của game

– Trẻ bị sa sút về sức khỏe tinh thần và thể lực

– Kiểm soát cảm xúc và hành vi yếu nên dễ dẫn đến hành vi  tiêu cực: trẻ mất năng lượng tích cực, chán nản, dễ nổi nóng, có xu hướng chống đối nhiều hơn.

– Trẻ bị ám ảnh bởi game và dễ có xu hướng bạo lực.

Cha mẹ cần giúp đỡ trẻ nghiện game như thế nào?

Để giải quyết tận gốc vấn đề nghiện game của trẻ nó xuất phát từ đâu. Thay đổi căn bản nhất từ giáo dục gia đình, ở đây đòi hỏi bố mẹ phải thay đổi phương châm giáo dục của mình. Bố mẹ không thay đổi, con sẽ không thay đổi.

– Bố mẹ nên có thái độ bình tĩnh khi phát hiện con chơi game, cùng con nhận diện vấn đề chơi game là đúng hay sai? Nhận diện về tác hại và lợi ích của việc chơi game đối với mọi người -> tác dụng giáo dục con trẻ bằng hình thức nêu gương, rút kinh nghiệm qua từng tình huống thực tế.

– Không dùng bạo lực khi tương tác với con: Việc cha mẹ sử dụng bạo lực khi tương tác với con sẽ tạo khoảng cách khá lớn giữa cha mẹ và con. Trẻ sẽ giấu lỗi của mình để không bị đòn roi, và ngày càng không tự tìm được lối thoát với game cho chính mình.

– Uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ và cho trẻ nhận thấy được lợi ích – tác hại của việc chơi game, đồng thời hướng dẫn và cùng trẻ xây dựng lối sống lành mạnh và tích cực.

– Tạo nguyên tắc cho trẻ bằng cách dạy trẻ kỹ năng kiểm soát thời gian. Cùng trẻ xây dựng lại kế hoạch công việc trong 1 ngày 1 cách cụ thể, nếu trong tình trạng con đã nghiện game, nên tịch thu thiết bị chơi hoặc ngắt giảm dần thời gian chơi của con. Lưu ý, con chỉ được chơi trong khoảng thời gian cho phép, hết giờ thì cho con dừng lại và con tiếp tục thực hiện công việc theo đúng kế hoạch.

– Tạo mục tiêu cho trẻ, lấy quyền lợi được chơi game là phần thưởng khi trẻ có thành tích, hoặc đạt được mục tiêu nhưng vẫn cần trong tầm kiểm soát của bố mẹ nhé.

– Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động thể thao giải phóng năng lượng

– Hướng dẫn trẻ khai thác những lợi ích của game, chắt lọc những phần “Rác” trong game để không bị ảnh hưởng đến tâm lý và nhân cách của trẻ. Như tổng thống mỹ – Barack Obama từng khuyên các bạn trẻ rằng “Đừng chỉ biết chơi game trên điện thoại – Hãy lập trình ra nó”

Như vậy, cha mẹ đừng lo lắng hay sốt rột quá khi nhận ra tình trạng nghiện game của con.Hãy từ từ giúp trẻ tháo gỡ để tạo một không khí và môi trường vui tươi, tích cực tốt nhất nhé.

Call Now Button