Khi trẻ có tính cách tiêu cực thì cha mẹ cần phải làm gì?
Trẻ em khi sinh ra như một tờ giấy trắng, việc hình thành nên tính cách của con một phần do bản năng con du nhập, chủ yếu do giáo dục từ môi trường gia đình và cách tương tác của cha mẹ sẽ tạo nên tính cách và phản ứng của trẻ đối với mỗi vấn đề trong cuộc sống. Trẻ tích cực hay tiêu cực sẽ phụ thuộc vào cách tương tác của mẹ.
Để uốn nắn trẻ với những thói quen tốt là điều không hề dễ dàng, chỉ cần cha mẹ lơ là một chút thì những tính cách xấu sẽ nhanh như chớp hình thành trong trẻ 1 cách bản năng, vô thức. Nếu bố mẹ không nhìn nhận ra điều này nó sẽ ăn sâu vào tính cách của con và khó sửa đổi.
1. Tính cách tiêu cực – cực đoan là gì?
Suy nghĩ tiêu cực là hình thức suy nghĩ khiến cho bản thân có cảm giác khó chịu, ức chế, dễ nổi nóng cáu bẳn. Sau đó là thái độ – hành vi của trẻ thể hiện ra bên ngoài để giải quyết các vấn đề mà trẻ gặp phải
2. Nguyên nhân trẻ dễ tiêu cực
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tiêu cực ở trẻ, nhưng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giai đình và giáo dục nhà trường mà trẻ đang học. Nó sẽ tác động và hình thành nên tính cách của trẻ rất nhiều.
Về môi trường gia đình:
Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự hình thành tính cách tiêu cực của trẻ.
- Bố mẹ phản ứng tiêu cực, trẻ sẽ học. Bố mẹ là tấm gương phản chiều, trẻ sẽ hấp thụ những tính cách, cách tương tác và xử lý vấn đề của cha mẹ sẽ khiến trẻ bắt chước. Vậy nên, muốn trẻ tích cực sống, cha mẹ cần tạo môi trường gia đình lạc quan, vui vẻ, xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực nhất.
- Bố mẹ kỳ vọng và áp đặt con cái gây nên sự ức chế, trẻ không được nói ra suy nghĩ, mong muốn của bản thân. Điều này sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho trẻ.
- Bố mẹ thường chê bai, dán nhãn cho con mỗi khi con làm không tốt -> Khiến con tự ti về bản thân mình. Trẻ dễ bị khủng hoảng tâm lý
- Bố mẹ để con phát triển tự do, bản năng, dễ hấp thu cái xấu từ môi trường bên ngoài.
- Bố mẹ nuông chiều, dễ đáp ứng đòi hỏi của con.
Về môi trường nhà trường:
- Thầy cô không nắm bắt được tâm lý của trẻ, áp đặt trẻ phải nghe theo và chưa cho trẻ nhận thức được hành vi của trẻ là đúng hay sai, nên – không nên làm. Trẻ phát triển lệch lạc về nhận thức và hành vi.
- Bạn bè dễ tẩy chay, a dua, nói xấu khi trẻ có khiếm khuyết nào đó về ngoại hình, hành vi, tính cách => Nếu người lớn không phát hiện và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, mất niềm tin vào cuộc sống.
Về góc độ xã hội:
Sự đột nhập của công nghệ, truyền thông, phim ảnh bạo lực…. cũng sẽ tác động mạnh đến tâm lý của trẻ.
Về bản thân trẻ:
Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có sự phát triển về nhận thức và tâm lý khác nhau. Nhận diện vấn đề theo hướng bản năng là điều khó tránh khỏi ở trẻ.
3. Biểu hiện của con trẻ có tính cách cực đoạn và tiêu cực
Có rất nhiều biểu hiện xuất hiện ở mỗi đứa trẻ là khác nhau:
- Trẻ kiểm soát cảm xúc không tốt, dễ cáu giận, bực tức, với mỗi vấn đề đưa ra trong cuộc sống.
- Trẻ phản kháng nhận thức, chống đối lại bố mẹ, thầy cô
- Hành vi tiêu cực để gây sự chú ý từ bạn bè
- Cố tình làm ngược để người khác quan tâm
- Phản kháng tiêu cực từ những tình huống nhỏ nhất
- Không có kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ bảo thủ, không lắng nghe để thay đổi.
- Trẻ nhút nhát, lo sợ trước các vấn đề.
4. Hậu quả của việc tiêu cực và cực đoan
- Ảnh hưởng lớn nhất đến tương lai của trẻ và sự hình thành nhân cách của trẻ
- Trẻ sẽ gặp nguy hiểm theo từng độ tuổi, chưa biết cách sử lý tình huống hợp lý
- Trẻ sẽ sống buông thả nhiều hơn, mục tiêu trong cuộc sống bị giảm đi nhiều.
5. Giải pháp để khắc phục tính tiêu cực của trẻ
- Nói chuyện với trẻ nhiều hơn, cùng trẻ có những phương án giải quyết vấn đề tốt nhất
- Không quát mắng, không sử dụng bạo lực với trẻ
- Lắng nghe và cần tôn trọng ý kiến của trẻ
- Nếu trẻ đang tức giận, hãy để trẻ xả hết sau đó ngồi lại và nói chuyện với con, về hành động con làm như thế là đúng hay sai?
- Không tạo khoảng cách lớn giữa cha mẹ và con sẽ khiến trẻ bị mất niềm tin và không có điểm tự khi chúng gặp khó khăn.
Bố mẹ là người trẻ tin tưởng nhất nên biết cha mẹ nên làm gì khi trẻ có tính cách tiêu cực?
Hãy gần con để thấu hiểu – yêu thương con đúng mực. Giúp con vượt qua được những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống. Để con được lớn lên theo đúng cách của riêng con.
Như vậy, quá trình đồng hành cùng con không hề đơn giản. Đó là cả một quá trình cha mẹ và con cùng cảm nhận – thấu hiểu – yêu thương nhau nhiều hơn. Hi vọng. bài viết sẽ giúp bạn một phần nhỏ bạn nhé.