“Con cái ảnh hưởng từ thái độ của cha mẹ như thế nào? Cha mẹ là những người ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với tâm lý con cái bởi chính những điều cha mẹ nói, thái độ và cách cư xử đều sẽ trở thành tâm gương cho con mỗi ngày” – điều ấy với mẹ giờ phút này là không gì có thể đúng hơn khi mẹ nhìn thấy con ấm ức, tức giận sau lời quát mắng của bố tối qua. Mẹ hiểu đã đến lúc bố mẹ cần thay đổi bởi những áp lực, những thái độ tiêu cực của bố mẹ từ lúc nào đó con đã hấp thụ trọn vẹn và hình thành nên những tính cách “xấu xí”. Xin lỗi con khi mẹ đã là tấm gương chưa tốt và mẹ cần thay đổi.
Con chính là tờ giấy trắng
Con cái ảnh hưởng từ thái độ của cha mẹ như thế nào? Gia đình là nền tảng của xã hội và cũng là cái nôi của mỗi con người. Khi sinh con ra con chính là một tờ giấy trắng mà mỗi ngày bố mẹ, ông bà sẽ vẽ lên đó. Con ngấm dần, học dần dù đẹp hay xấu cũng đều học và trở thành tính cách của con khi lớn. Mỗi tình huống, mỗi sự việc xảy ra trong nhà cũng hình thành nên quan điểm của con sau này nên bố mẹ chính là tấm gương lớn nhất để con hình thành nhân cách cho giai đoạn trưởng thành..
Bố mẹ tạo nên nề nếp gia đình và văn hóa gia đình. Điều này có những ảnh hưởng tích cực đối với con. Nếu gia đình hạnh phúc, bố mẹ ứng xử hòa nhã thì chắc chắn con học hỏi và cũng có những cách ứng xử như vậy. Nền tảng tốt thì dù bên ngoài có tác động xấu con vẫn có thể có những nền tảng cơ bản để phát triển một cách tốt lên. Trẻ có được tâm lý ổn định, sự tự tin để giao tiếp, học hỏi và khám phá nhiều hơn.
Một gia đình mà cha mẹ luôn có xung đột, bạo lực, xúc phạm lẫn nhau sẽ khiến tâm hồn trẻ bị tổn thương. Cha mẹ không giao tiếp với hang xóm, có sự phán xét về người khác, xử lý tình huống theo sự hống hách… khiến con bị ảnh hưởng tiêu cực và có xu hướng bạo lực do con chứng kiến từ nhỏ, chọn bạo lực để giải quyết vấn đề.
Trong giai đoạn đầu đời, nhất là lứa tuổi từ 1 đến 12, trẻ rất có sự tò mò về ý nghĩa cuộc sống, sinh ra và sống như thế nào, cuộc đời có ý nghĩa như thế nào? Nếu như cha mẹ không cho con cảm nhận được sự yêu thương, chia sẻ, những hình ảnh làm việc tốt và phân tích cho trẻ ý nghĩa về các việc làm đó sẽ khiến trẻ mất đi cảm nhận về cái tốt, trẻ sẽ mang trong mình cảm giác sợ hãi, sống thu mình lại.
Cha mẹ có tính cách không tốt sẽ ảnh hưởng đến trẻ với tính cách xấu như ích kỷ hay không biết nghĩ cho người khác. Cha mẹ ly hôn sẽ khiến cho trẻ bị hụt hẫng về mặt tâm lý. Con trẻ sẽ sợ hãi khi lớn lên, sợ sẽ tổn thương về mặt tình cảm khiến có sự thiếu thốn về mặt tinh thần. Hoặc đôi khi sự vất vả từ quá sớm, bị chê bai do hoàn cảnh gia đình… sẽ là những tác động lớn tới trẻ một cách dễ tiêu cực và lệch lạc.
Hành động, thái độ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của con trẻ
Sinh ra và bắt chước chính là bản năng đầu tiên của trẻ để khám phá thế giới xung quanh. Trẻ tò mỏ, hỏi han nhiều để biết được câu trả lời cho từng vấn đề. Chúng cảm nhận thế giới này bằng các giác quan chúng có và quan sát lại mọi thứ để học theo bao gồm cả hành động, thái độ của người lớn. Chính bởi vậy, các bậc làm cha làm mẹ ơi! Chưa cần chúng ta phải dạy, phải hướng dẫn tận tình cho con trẻ, trước hết chúng ta hãy tạo nên một môi trường lành mạnh cho trẻ bắt chước và học hỏi. Cuộc sống này vô cùng tươi đẹp và cha mẹ hãy hướng dẫn con từng bước khám phá cuộc sống và tận hưởng nó với thái độ tích cực đáng sống. Từ đó dần dần hình thành nên nhân cách của trẻ.
Yêu thương là cho con một cuộc sống đầy đủ vật chất?
Cha mẹ nghĩ rằng: Chỉ cần cho con một cuộc sống đầy đủ vật chất hoặc bao bọc con bằng vỏ bọc của gia đình đến mức mất tự do là tốt cho con, thì sự phản biện lại chỉ có một điều duy nhất đó là “sự sai lầm tai hại”. Vật chất mà thiếu đi tình yêu thương thì sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong chính cuộc sống của trẻ. Một đứa trẻ có vật chất nhiều đến đâu nhưng thiếu yêu thương thì cũng dễ chệch hướng và dùng tiền để bù đắp sự yêu thương bằng nhưng tư tưởng sai lầm. Một đứa trẻ ngay từ đầu tiếp cận bằng vật chất thì đừng đòi hỏi chúng phải quan tâm, không ích kỷ, biết chia sẻ… mà tất cả những điều ngược lại sẽ hội tụ ở chúng. Yêu thương và sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần. Có vật chất là tốt nhưng yêu thương mới chính là nền tảng để con hiểu đâu là giá trị gia đình mà bản thân mình cần phải vươn tới.
Cha mẹ hãy là những người bạn của con mình
Con cái ảnh hưởng từ thái độ của cha mẹ như thế nào? Một gia đình kiểu mẫu là một gia đình bình đẳng và nhân quyền. Cha mẹ làm gương cho con cái, luôn biết tạo nên không khí gia đình ôn hòa. Đừng lấy quyền làm cha mẹ để đặt áp lực lên con, đừng biến con trở thành công cụ thực hiện những ước mơ hoài bão hồi trẻ của cha mẹ. Con cần được nêu lên chính kiến của mình và hình thành quan điểm để bày tỏ.
Đừng để con thấy hình ảnh cha mẽ cãi nhau, bạo lực gia đình sẽ khiến trẻ có những ghi dấu trong đầu và hình thành một tiềm thức khó bỏ. Nó có sự ảnh hưởng to lớn đến việc trẻ ứng xử với gia đình của mình giai đoạn trưởng thành. Cha mẹ biểu lộ tình cảm, con cái thành công hơn. Khi một đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cha mẹ biết cách yêu thương, quan tâm, chấp nhận, ủng hộ, không phán xét, so sánh con mình với con người ta, thì đứa trẻ sẽ cảm thấy an toàn, ổn định phát triển.
Xem thêm: Kỹ năng xử lý tình huống khi bị nói xấu sau lưng
Xem thêm: Nuôi dạy con cái