Dạy con nên người với những thói quen tích cực

Dạy con nên người với những thói quen tích cực. Bản chất con người là tốt. Mọi người có thể có những lựa chọn đánh giá là không tốt nhưng vốn dĩ không phải xấu xa từ lúc sinh ra. Nuôi dạy con nên người là điều khó khăn vất vả nhất của các bậc cha mẹ và để con bạn phát triển toàn diện, đặc biệt là trí tuệ, tư duy, hiểu biết thì cần sự nỗ lực không nhỏ của đấng sinh thành. Tuy nhiên chưa nói đến những kiến thức cao siêu hay những gì lớn lao bạn dành cho con, mà hãy dạy con từ những thói quen, quy tắc nhỏ để định hướng suy nghĩ đúng đắn của trẻ.

Với trẻ, bố mẹ và mọi thành viên trong gia đình là những người thầy đầu tiên của trẻ. Sử dụng ngôn ngữ tiêu cực, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến trình độ văn hóa, sự phát triển nhân cách, tâm lý và thái độ sống của bé ngay từ khi mới ra đời.

Dạy con từ những thói quen tích cực

1. Đừng bao giờ dùng ngôn ngữ  tiêu cực cho con

Khi bước sang độ tuổi mới, tính nhạy cảm của trẻ thường rất cao, trẻ luôn bắt chước hành vi của người khác, vì vậy mọi hành động hay cách giao tiếp hang ngày của người lớn sẽ khiến chúng bắt chước và hình thành thói quen xấu. Việc tạo cho con suy nghĩ và hành vi tích cực ngay từ bé là việc bố mẹ nên làm đối với trẻ.

Những lời nói như gọi, dạ. Nhiều khi trẻ chỉ bắt chước mà không hiểu được vấn đề. Vấn đề không phải ở chỗ trẻ nói được các từ đó. Cái trẻ cần học là biết nói những từ đó với người lớn tuổi hơn mình. Nếu bạn muốn con sử dụng những từ đó thì hãy cư xử như thế với bố mẹ mình, với những người nhiều tuổi hơn mình xung quanh để bé hiểu. Người lớn dạ vâng với em bé là làm mẫu sai trật tự xã hội và sai cách dùng tiếng Việt.

2. Đừng bắt trẻ làm điều người lớn muốn để được cái này cái kia

Nhiều khi người lớn bắt con phải ạ, nhưng đó là sự tôn trọng chứ không phải là hành động có điều kiện. Trẻ yêu tất cả mọi người xung quanh vô điều kiện mà khi muốn cái gì thì phải ạ mới được cho. Chẳng phải chúng ta đang dạy trẻ mọi thứ đều có điều kiện hay sao? Đến một lúc khi bạn không đồng ý cho trẻ cái gì, bé quay lại bảo “Con không yêu mẹ nữa đâu đấy nhé. Mẹ phải cho con ăn kẹo con mới yêu mẹ”.

3. Đừng nói về trẻ quá nhiều

Cha mẹ luôn có thói quen bàn luận về con trẻ như “Con bé nhà em lười ăn khổ lắm”; “Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là lăn ra ốm”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”; hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét hư. Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không… Bạn có muốn bị ai miêu tả như thế không? Kể cả bạn có như thế bạn cũng không thích ai nhận xét như vậy hay mang bạn ra bình luận với người khác. Thế nhưng chúng ta làm vậy với con mình. Những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ.

4. Hãy làm bạn với con

Làm bạn với con hàng ngày bố mẹ cảm thấy thích thú hơn nhiều đấy, việc ra lệnh hay quát mắng con chẳng giải quyết được gì. Đừng tỏ ra kiểu con phải phục tùng bố mẹ. Hãy để con thoải mái thể hiện mình. Sau này trẻ cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng, biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình.

Ví dụ: Các thầy cô giáo không bao giờ nói dạy học, mà chỉ nói “Cô hướng dẫn con trước rồi con sẽ tự làm nhé”; “Lại đây, cô chỉ cho con xem cái này thú vị lắm”; “Cô sẽ giúp con một tay nhé?”…, vì quá trình học sẽ là do trẻ tự làm chứ không phải do cô dạy trẻ mới biết học. Chỉ là từ khác nhau nhưng thể hiện sự tôn trọng của các cô với trẻ.

Cứ như thế, suốt những năm còn bé, hình thành thói quen tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ, giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã giúp trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hộị.

ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON

Call Now Button