Khi trẻ phạm lỗi phụ huynh sẽ ứng xử như thế nào? Sẽ mắng con ngay khi biết chuyện, hay sẽ dùng hình phát nghiêm khắc với con? Sau những lần đó, trẻ chắc chắn sẽ sợ. Nếu trẻ có vô tình mắc phải lỗi đó một lần nữa chắc chắn trẻ không dám nhận lỗi, nói dối và biện hộ ngay lập tức để không bị mắng và phát. Vậy có cách nào để trẻ biết bản thân đang làm sai và lần sau không mắc phải những lỗi đó nữa? Theo các nhà tâm lý học và kinh nghiệm của một số phụ huynh thì bố mẹ hãy dạy trẻ biết tự kiểm điểm bản thân.
Để giúp phụ huynh tích lũy thêm những phương pháp nuôi dạy con ngoan, Wedo-Wegood xin chia sẻ bí quyết dạy trẻ tự biết kiểm điểm bản thân.
Cho trẻ tự suy nghĩ và tự nhận ra lỗi sai của bản thân
Khi bố mẹ phát hiện trẻ mắc lỗi sai, đừng vội chỉ trích đánh mắng. Trẻ non nớt không hiểu hết được bố mẹ đánh mắng chỉ là vì muốn tốt cho chúng đâu. Trẻ sẽ nghĩ bố mẹ ghét chúng, gây nên những cảm xúc tiêu cực như bi quan, chán nản, không muốn gần bố mẹ. Phụ huynh hãy bình tĩnh nói chuyện với trẻ, hỏi trẻ “Con nghĩ sao về việc làm của con vừa rồi?”, đừng bắt trẻ phải trả lời luôn mà hãy cho trẻ suy nghĩ khoảng 30 phút rồi trả lời.
Vì trẻ em “như một tờ giấy trắng” nên có thể trẻ không biết được hành động của mình đang làm là sai. Lắng nghe suy nghĩ của trẻ để hiểu trẻ đang sai ở đâu và giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu. Phụ huynh làm được như vậy vừa có thể giúp trẻ hình thành thói quen tự kiểm điểm bản thân mà còn có thể gần gũi và làm bản được với con.
Cho trẻ tự giải quyết hậu quả do hành vi của bản thân gây ra
Thông thường trẻ phạm lỗi, tâm lý chung là các bậc phụ huynh thương con nên dù rất giận cũng cố gắng gánh hết trách nhiệm thay con mình. Nhiều lần như vậy vô hình chung trẻ sẽ nghĩ rằng nếu mình có làm sai thì đã có bố mẹ giải quyết cho hết rồi. Phụ huynh hãy để cho trẻ tự giải quyết lấy hậu quả do hành vi của mình đã gây ra. Chẳng hạn trẻ phải tự chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình, nhưng trẻ lại hay quên, hôm thì quên bút, hôm lại quên sách.
Bố mẹ dù biết điều đó và đã nhắc nhở trẻ những trẻ vẫn quên. Lúc này bố mẹ đừng từ ý kiểm tra đồ dùng học tập rồi bổ xung cho con. Hãy để trẻ nhận ra hậu quả của việc quên đồ dùng học tập, là sẽ không có đồ để dùng, sẽ bị cô giáo phạt. Về nhà bố mẹ có thể lắng nghe suy nghĩ của trẻ, “Tại sao con lại hay quên đồ đùng?”, “Con nghĩ có giáo phạt như thế có đúng không?” và từ đó giải thích thêm cho trẻ hiểu.
Như vậy, lần sau chắc chắn trẻ sẽ nhớ và không quên được. Việc trẻ tự giải quyết hậu quả do hành vi của bản thân gây ra là cách tốt nhất để trẻ tự kiểm điểm lại những hành vi mà mình gây ra là đúng hay không đúng.
Để trẻ trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực
Trong cuộc sống không phải chỉ có những cảm xúc tích cực là: Vui vẻ, tự tin, hạnh phúc… Mà còn có những cảm xúc tiêu cực như: Chán nản, áy náy, lo lắng, buồn phiền, xấu hổ…. Do vậy, trẻ cần được trải nghiệm mọi cảm xúc, để trẻ sẽ không quá bị sốc khi có những cảm xúc tiêu cực.
Hơn nữa thực tế cho thấy, nếu trẻ được trải nghiệm sâu sắc những cảm xúc tiêu cực sẽ giúp trẻ thấy ý nghĩa đích thực khi có những cảm xúc tích cực nhờ biết tự kiểm điểm bản thân, biết sửa chữa sai lầm. Chẳng hạn, nếu trẻ thường xuyên quên đồ dùng học tập, sẽ bị cô phê bình trước lớp, trẻ sẽ trải qua các cảm giác tiêu cực như xấu hổ trước bạn bè. Trong trẻ sẽ diễn ra sự tự kiểm điểm, tự trách mình và tự hứa sẽ không tái phạm sai lầm tương tự.