Đồng hành cùng con tuổi dạy thì

Đồng hành cùng con tuổi dạy thì

Bình minh thức giấc, bất chợt nghe được câu nói của ông bố quốc dân trong bộ phim “Về nhà đi con” thực sự cảm thấy đúng quá “Đúng là có con cái tuổi dạy thì không khác gì ôm ghì cổ phiếu, lúc lên lúc xuống khó đoán lắm”. Vâng, tuổi dạy thìgiai đoạn khủng hoảng của con mà đó cuộc chiến không dừng lại ở mình con mà đó còn là cuộc chiến của bố mẹ. Chắc chắn, bố mẹ sẽ có nhiều khoảnh khắc bị “đau tim” với những tình huống dở khóc, dở cười. Vậy làm sao để cùng con bước  qua giai đoạn này với nhiều kỷ niệm đẹp, bố mẹ hãy cùng nhau chia sẻ phương pháp nhé.
dong-hanh-cung-con-tuoi-day-thi

  1. Định hướng, chia sẻ cùng con: Bố mẹ ơi, chúng ta hãy xóa đi quan niệm “lúc nào cần biết sẽ biết”. Đồng hành cùng con tuổi dạy thì, bố mẹ hãy là người định hướng trước cho con. Ngay từ khi còn con còn nhỏ, bố mẹ cần cho con biết cách giai đoạn phát triển của con để con có thể trở thành một người đàn ông trưởng thành, bản lĩnh .. hay là người phụ nữ đoan trang, hiền thục. Khi được bố mẹ “báo trước” các giai đoạn phát triển, con sẽ không cảm thấy hoang mang, lo sợ khi nhận thấy những bất ổn trong người nữa.
  2. Đọc và học cùng con: Thay vì trốn tránh con trả lời con những điều tế nhị về tuổi dạy thì như bao cao su, quan hệ tình dục, bệnh phụ khoa… khiến con tò mò, đi tìm kiếm và dẫn đến tìm kiếm sai cách. Bố mẹ hãy dẫn con đi mua các cuốn sách về tuổi dạy thì, cùng con đọc và phân tích các thông tin đã tìm hiểu, chia sẻ nhưng kinh nghiệm của bản thân khi bố mẹ đã bước qua giai đoạn dạy thì để cùng con có kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho sự thay đổi của mình.
  3. Tôn trọng ý kiến của con: Tuổi dạy thì là lúc cái tôi cá nhân đang được hình thành và phát triển. Các con trong giai đoạn này đang muốn tự khẳng định bản thân mình. Các bạn không muốn bị áp đặt bởi những suy nghĩ và quyết định của bố mẹ. Chính vì vậy, thay vì “con phải” khiến con bùng nổ, phản kháng… bố mẹ hãy cho con quyền đưa ra ý kiến, đề xuất “theo con” để con có cơ hội trình bày ý kiến của mình, có cơ hội thể hiện bản thân của mình… điều đó sẽ giúp con không chỉ cảm thấy bản thân được tôn trọng mà còn giúp con tự tin hơn.

Dẫu vậy, bố mẹ cũng lưu ý tôn trọng không có nghĩa là thỏa hiệp, con muốn làm gì cũng được, ý kiến của con luôn luôn đúng. Bởi nếu bố mẹ thả lỏng con với quan niệm như vậy là tôn trọng con, con sẽ trở nên ích kỷ, ngang bướng và không có nhu cầu quan tâm đến người khác. Bố mẹ hãy cho con thấy, dù bố mẹ có tôn trọng con nhưng vẫn có những giới hạn và nguyên tắc nhất định.

  1. Xây dựng các quy định và cam kết: Giai đoạn tuổi dạy thì là giai đoạn chuyển giao của sự phát triển “nửa trẻ con, nửa người lớn” nên việc bố mẹ tương tác với con như thế nào cũng vô cùng quan trọng. Nếu bố mẹ kiểm soát con quá mức, con sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội vì không được tự do. Nhưng nếu không có sự giám sát mà buông lỏng, con rất dễ bị chệch hướng bởi con chưa đủ khả năng vượt qua cám dỗ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy xây dựng cùng con các nguyên tắc, quy định và cam kết để cho con có cơ hội tự quyết các vấn đề của mình theo khuôn khổ: ví dụ, con đi chơi phải về nhà trước 9h tối, nếu con về muộn sau giờ quy định con sẽ bị ngắt quyền lợi đi chơi trong vòng 1 tháng. Việc đưa ra quy định và cam kết sẽ giúp con có trách nhiệm và biết cách tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Dạy thì là giai đọạn các con muốn được tự lập, được khẳng định bản thân nên luôn có nhu cầu được tự quyết các vấn đề trong cuộc sống của mình. Nhiệm vụ của bố mẹ sẽ là người định hướng, phân tích cho con về các tình huống đó và để con tự quyết định. Nếu con quyết định sai lầm, con sẽ phải tự chịu trách nhiệm và đứng lên từ những sai lầm đó ạ.

  1. Quyết liệt nhưng hãy bao dung: Việc đưa ra những quy định sẽ giúp con đi vào nguyên tắc. Nhưng trong cuộc sống không có ai là không mắc sai lầm. Chắc chắn trong quá trình trưởng thành của mình, con sẽ có những lần vấp ngã, có những lần làm sai quy định…. Vì vậy, thay vì mắng mỏ, đánh con bố mẹ hãy cho con nhìn nhận lại vấn đề của mình, cho con cơ hội để thay đổi và quan trọng bố mẹ hãy đưa ra cảm nhận của mình về hành động, việc làm đó của con để con suy ngẫm.

Việc quát, đánh, mắng con sẽ có rất nhiều phản ứng ngược vì tư duy phản kháng của con sẽ lên cao. Con sẽ càng chống đối và làm ngược lại. Vậy nên, hãy bao dung với những sai lầm để điều chỉnh con nhé.

  1. Làm bạn cùng con: Giai đoạn này ngoài vai trò là bố, mẹ – những người định hướng, bố mẹ hãy làm bạn cùng con để cùng con chia sẻ, tháo gỡ những vấn đề trong cuộc sống. Làm bạn cùng con không dễ nhưng cũng sẽ không khó nếu như bố mẹ biết lắng nghe, biết thông cảm, thấu hiểu những điều mà con đang trải qua của giai đoạn khủng hoảng này.

Cùng con vượt qua tuổi dạy thì như thế nào phụ thuộc vào cách thức mà bố mẹ truyền tải. Việc thực hiện không đúng phương pháp, phương pháp không phù hợp với tính cách của con rất có thể sẽ phản tác dụng. Vì vậy, cha mẹ hãy thực sự kiên nhẫn với con nhé.

                                                                                                                                    Thu Hòa

Xem thêm:Sự chiều chuộng tạo nên những đứa con vô tâm
Xem thêm: Dậy Thì Thành Công

 

 

Call Now Button