Nên hay không việc du nhập các chương trình giáo dục từ nước ngoài? Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm, đăng ký các cuộc thi online hay thực tế cho trẻ dễ dàng hơn rất nhiều. Các con có điều kiện được tham gia thử sức tại rất nhiều các sân chơi. Tuy nhiên, không phải hầu hết các sân chơi đó được “đầu thai” tại Việt Nam mà sẽ được “nhập khẩu” từ các nước khác? Tại sao lại vậy? Hãy cùng Wedo – wegood tìm hiểu nhé!
Nên hay không việc du nhập chương trình giáo dục nước ngoài?
1. Tâm lý chuộng “đồ Tây”
Đây là tâm lý chung của các bậc phụ huynh. Với mong muốn con cái được tiếp xúc với nhiều hơn các nền tri thức của nhân loại. Cũng với mong muốn đó, các ông bố, bà mẹ không ngại bỏ thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi các chương trình học phát triển IQ. EQ…cho trẻ. Với thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, với các phương pháp học, cách thức học chưa có sự cải tiến rõ rệt thì các phương pháp giáo dục của nước ngoài tràn vào, được ưa chuộng cũng là điều dễ hiểu.
Đứng trước thực tại đó, các trường, các trung tâm giáo dục cũng không ngần ngại kết hợp các chương trình giáo dục được nhập khẩu từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh. Không thể phủ nhận những điểm ưu việt của các chương trình giáo dục đó, bởi tính đa dạng, khoa học và logic. Chính những điểm đó là những điểm mà giáo dục trong nước chưa thực sự khai thác hết trong các chương trình học hiện hành. Việc ưu tiên cho các chương trình giáo dục mới được du nhập từ nước ngoài là nhu cầu thiết yếu của giáo dục Việt Nam hiện nay từ cấp mầm non đến phổ thông, thậm chí các bậc học cao hơn.
2. Giáo dục Việt chưa khai thác triệt để các siêu phẩm giáo dục trong nước
Nên hay không việc du nhập các chương trình học từ nước ngoài. Như chúng ta đã biết, nền giáo dục Việt Nam là 1 nền giáo dục truyền thống, mang đậm văn hóa Việt. Là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa mà cả thế giới phải nghiêng mình, kính nể. Với lịch sử lâu đời trường tồn gắn liền lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, các chương trình giáo dục từ trước đến nay đã, đang và sẽ tiếp tục bồi dưỡng, phát hiện các nhận tài đất Việt. Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ: Việt Nam không phải thiếu các cuộc thi tìm kiếm nhân tài, tại sao chúng ta không biết tận dụng nó, phát triển nó mà vẫn phải bỏ tiền ra mua bản quyền, cũng như phải chạy theo trào lưu Tây hóa?
Hiện nay, xuất hiện tràn lan các chương trình giáo dục, trung tâm đào tạo theo chương trình của nước ngoài và thu hút sự quan tâm của rất nhiều các phụ huynh. Các chương trình này không phải không tốt, tuy nhiên, giữa hai nền giáo dục khác nhau (trong và ngoài nước) thì khó có thể đồng nhất và rất khó để có thể áp dụng mà đạt hiệu quả 100% như người bản địa. Bởi tư duy khác nhau, lối sống khác nhau thì cách triển khai cũng sẽ khác nhau, do đó, dễ dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản”?
Chúng ta cũng không phủ nhận các chương trình giáo dục mới được du nhập hiện nay, tuy nhiên, mỗi chương trình sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau nên cần được sàng lọc kỹ cho phù hợp với sự phát triển con người mới hiện nay.