Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào? Ngày nay, việc giáo dục kỹ năng sống đang là vấn đề thiết yếu không chỉ nhà trường mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng hết sức quan tâm. Đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non, kỹ năng sống lại thực sự quan trọng. Bài viết sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Lưu ý khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng về kỹ năng sống, cho rằng, kỹ năng chính là hành động. Chỉ cần con có hành động theo chỉ dẫn, yêu cầu của người lớn mà cha mẹ cho là đúng đắn thì đó mới gọi là kỹ năng cần có. Nhưng thực ra không phải như vậy. Để có được kỹ năng nào đó thì phải trải qua cả quá trình dài. Từ hành động nhỏ diễn ra hằng ngày, sau mỗi việc mà trẻ làm được thì bản thân trẻ phải nhận thức được sự cần thiết của mỗi hành động mà mình thực hiện. Để đến thời điểm khác, cũng tình huống tương tự như vậy, trẻ biết mình phải làm gì.
Chẳng hạn, khi gặp người lớn thì phải chào hỏi, khi thấy rác trước mặt thì biết ý bỏ vào thùng rác, hoặc khi ngủ dậy tự gấp chăn gọn gàng mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
Vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non có gì cần lưu ý? Bố mẹ phải hiểu rằng, muốn con có được kỹ năng sống thì không phải bắt ép con làm theo ý mình muốn mà phải dạy trẻ hiểu được và nhận thức những điều cần làm, thực hiện chúng đúng cách.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào?
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trong khoảng từ 0 – 3 tuổi, hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Bởi vậy, khi chúng ta dạy trẻ những kỹ năng sống vào thời điểm này thật sự tốt nhất và dễ dàng nhất. Nhưng cũng vì thế mà cách giáo dục của chúng ta như thế nào cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là 5 kỹ năng sống cần thiết mà cha mẹ cần chú ý để trẻ phát triển toàn diện nhất sau này:
1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân
Những công việc như vệ sinh cá nhân, ăn uống, mặc quần áo, xếp chăn gối sau khi ngủ dậy,… mà trẻ biết cách tự làm lấy chính là kỹ năng tự phục vụ bản thân. Mới đầu, khi yêu cầu trẻ làm những công việc này, trẻ sẽ chống đối hoặc làm hời hợt cho qua chuyện. Rất nhiều phụ huynh khi thấy con không làm đúng như kỳ vọng thì tỏ ra giận giữ, quát mắng nhưng làm như thế chỉ khiến trẻ thêm sợ và phản tác dụng của việc dạy trẻ về kỹ năng đầu tiên này.
Cha mẹ cần biết rằng, kỹ năng tự phục vụ bản thân là kỹ năng quan trọng nhất với sự phát triển của trẻ. Nếu không có kỹ năng này, trẻ sẽ không thể chủ động và sống tự lập trong cuộc sống.
2. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Xã hội bây giờ ngày càng hiện đại, phát triển nhưng đồng nghĩa với những tiện ích, thoải mái đó là mối nguy hiểm tiềm ẩn cho con trẻ. Trong thời gian gần đây, biết bao vụ trẻ nhỏ bị thương, bị bỏ quên trên xe, bị xâm hại… đang là vấn đề nhức nhối và dấy lên trong dư luận về sự an toàn của trẻ trong một xã hội như ngày nay. Ngay cả những người thân của trẻ cũng đã vô cảm với con, bỏ mặc con tự chơi, tự học hoặc thuê người xa lạ đến để chăm sóc con cái, còn mình thì cuốn vào công việc, lo kiếm tiền.
>>>Xem thêm: Các hoạt động của con tại Wedo Wegood XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Có lẽ vì vậy mới khiến trẻ tự kỷ, trầm cảm ngày một gia tăng. Một phần nguyên nhân cũng xuất phát từ phía gia đình. Bởi vậy, ngay từ lúc này, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Trẻ cần biết phân biệt nguy hiểm, nên làm gì khi gặp nguy hiểm hay những tình huống có thể đe dọa sự an toàn.
Từ những thứ cơ bản là trẻ cần tránh xa các đồ vật tiềm ẩn nguy hiểm như ổ điện, phích nước, đồ vật sắc nhọn hay cần cẩn thận khi đi đứng cầu thang, cho đến tinh thần cảnh giác, tránh xa người lạ và những nơi vắng vẻ nếu đi một mình.
Đó là những vấn đề mà cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở, nói cho con biết về sự nguy hiểm của nó như thế nào. Đặc biệt, cha mẹ nên thường xuyên dành thời gian trò chuyện với con, không nên để trẻ cảm thấy buồn bã vì thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
3. Kỹ năng tự lập
Tự lập là kỹ năng cần có nếu bạn muốn con sau này không trở thành con người chỉ biết phụ thuộc, bị động. Từ những việc nhỏ nhặt như tự đứng dậy khi ngã, tự chọn đồ ăn, tự chuẩn bị đồ dùng đi học hay tự biết đường đến trường, biết đi đứng an toàn… là những kỹ năng cơ bản để hình thành tính tự lập.
4. Kỹ năng giao tiếp
Dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp như chào hỏi, xin phép, cách trình bày về ý tưởng của bản thân sao cho rõ ràng, dễ hiểu là việc mà mỗi phụ huynh nên chú ý. Đặc biệt là những câu cảm ơn, xin lỗi, câu nói thể hiện tình yêu thương nên dạy cho con để con hình thành lòng thương yêu với mọi người.
5. Dạy con sự tự tin
Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đã có được sự tự tin, thậm chí có trẻ còn vô cùng nhút nhát, sợ hãi khi gặp người lạ. Thế nhưng, chỉ cần rèn luyện thì chắc chắn con sẽ có được sự tự tin khi nói chuyện, hay khi đứng trước đám đông.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần đến sự kiên nhẫn rất nhiều từ thành viên trong gia đình cũng như giáo viên tại trường học. Ngoài ra, môi trường cho trẻ trải nghiệm cũng là điều kiện không thể thiếu ảnh hưởng tới kết quả rèn luyện của trẻ.
ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON
KHÓA HỌC KỸ NĂNG TOÀN DIỆN
TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT