Giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang nhận được sự quan tâm của đông đảo các bậc phụ huynh. Một số trường học cũng bắt đầu đưa bộ môn kỹ năng sống hay kỹ năng mềm vào hệ thống giáo dục của trường.
Giáo dục kỹ năng sống bắt nguồn từ đâu?
1. Liệu thầy cô có bồi đắp được đầy đủ các kỹ năng sống cần thiết
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, bây giờ kỹ năng sống đã được dạy xen kẽ trong các môn học của trường phổ thông. Con đến trường là có thể học được đầy đủ kiến thức văn hóa và cả kỹ năng sống, nên khi về nhà, bố mẹ chỉ cần sát sao, đôn đốc con trong việc làm bài tập văn hóa là đủ.
Một bộ phận phụ huynh khác quan tâm hơn thì bắt đầu tìm hiểu đến các trung tâm đào tạo về kỹ năng sống. Trong một vài tháng hè, bố mẹ tách con ra khỏi môi trường thường nhật, đưa con vào các trại hè. Lại một lần nữa, bố mẹ phó mặc việc đào tạo con em mình cho các trung tâm này những mong con sẽ thay đổi.
Đến với những chương trình trại hè riêng biệt chỉ với một vài tháng nhưng sự kỳ vọng của phụ huynh với những học kỳ này lại vô cùng lớn. Sau học kỳ, con sẽ trưởng thành, con sẽ có nguyên tắc vượt trội, con sẽ có thể đương đầu với các sóng gió trong cuộc sống. Có lẽ đây là quan điểm ngộ nhận lớn nhất trong giáo dục, cái nôi củagiáo dục kỹ năng sống phải bắt nguồn từ gia đình.
2. Vai trò của gia đình trong giáo dục kỹ năng sống không thể nào thay thế được.
Vai trò, trách nhiệm của bố mẹ, gia đình trong việc giáo dục kỹ năng sống là không thể thay thế. Gia đình là môi trường thường nhật mà con gắn bó suốt cả cuộc đời. Bố mẹ là người thân thiết, luôn đồng hành cùng con trong mọi chặng đường đời và cũng là người hiểu con nhất. Ngay từ những giai đoạn đầu đời, mẹ đã dạy con chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, học lễ nghĩa với người lớn,… đó là những bước đầu tiên của kỹ năng sống. Khi con đi học, giáo dục kỹ năng sống là sự tiếp nối và nâng cao và mở rộng hơn trong những giai đoạn đầu đời cho con. Bố mẹ mới chính là tấm gương để con học tập và hoàn thiện kỹ năng sống.
Các bậc phụ huynh hãy nhìn vào chính cuộc sống gia đình mình, xem ở đó, trẻ đang được giáo dục như thế nào. Trẻ em ngày nay dường như chỉ phải lo mỗi việc học sao cho thật tốt, chạy theo thành tích, danh hiệu, còn ngoài ra trẻ không cần làm bất cứ việc gì, mọi việc đã có bố mẹ làm thay. Và cũng chính vì cả ngày con không có việc gì khác ngoài học nên sự tiếp xúc, trò chuyện giữa bố mẹ với con cái cũng thưa dần, giản lược, vội vàng, thiếu sự chia sẻ, cảm thông.
Con cũng ít có cơ hội tiếp xúc với môi trường xung quanh, không có thời gian để trại nghiệm cuộc sống. Chính vì lẽ đó, con có kiến thức văn hóa như hoàn toàn thiếu hụt kỹ năng sống, không biết ứng xử khi gặp tình huống phát sinh.Gia đình là nơi nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách của trẻ.
Cha mẹ thì thường xuyên kêu ca: con chẳng biết làm gì cả, con thiếu tự giác, con ỷ nại, con không có trách nhiệm, con rụt rè, nhút nhát, … Rõ ràng, chcủa gia đình trong vúng ta đang sai ngay từ quan niệm phó mặc cho nhà trường đến việc giáo dục con chạy theo thành tích. Đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận lại vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống cho con .
Gia đình mới chính là cái nôi vững chắc nhất cho sự phát triển kỹ năng sống cho con, và cha mẹ mới chính là tấm gương, là người thày dạy con kỹ năng sống một cách hiệu quả nhất.