ĐỊNH VỊ TÂM THẾ NUÔI DẠY CON CỦA CHA MẸ VIỆT THỜI HIỆN ĐẠI
Với hơn 20 năm kinh nghiệm chuyên gia tâm lý Phạm Hiền đã tiếp cận thực tế sâu với quá nhiều các cha mẹ và các con ở mọi độ tuổi trong Dự án miễn phí vì trí tuệ và nụ cười gia đình Việt nhằm định vị tâm thế dạy con đúng cho cha mẹ và tạo động lực để các con đi đúng hướng. Đó là sự băn khoăn trăn trở rất nhiều khi mà ngày nay:
Có quá nhiều con đã bị thụ động thậm chí giảm sút trí tuệ, khả năng tư duy nghiêm trọng từ chính phương pháp và môi trường sống của con…
Có quá nhiều con bị chệch hướng tiêu cực về Tâm lý – Cảm xúc – Tính cách và trở nên vô cảm đến gai góc, thậm chí trầm cảm và tìm đến những lối đi sai lầm… khi cha mẹ và con không thể tháo gỡ nút thắt…
Có quá nhiều con bị cho là tăng động giảm chú ý hoặc bị cho là có nhiều vấn đề… từ chính phương pháp dạy con không phù hợp mà cha mẹ không biết…
Có quá nhiều con đòi hỏi, lười biếng, ỉ nại, dựa dẫm, ham chơi, vô nguyên tắc, bị lôi kéo, nghiện game, chơi với bạn xấu để rồi buông bỏ bản thân, buông bỏ học tập… từ tình yêu thương sai cách của cha mẹ, ông bà
Có quá nhiều con kể cả rất ngoan và không ngoan đều đang có những góc khuất tổn thương mà cha mẹ chẳng thể nhận ra cho đến khi con bùng nổ hoặc thu mình lại thì đã muộn…
Cha mẹ thời hiện đại ngày càng quá khổ từ chính mình gây ra. Tự cho mình cái quyền không biết dạy con, tự cho mình huyễn hoặc con và huyễn hoặc chính bản thân mình để rồi áp dụng đủ thập cẩm phương pháp theo đủ mọi người mách…để nhào nặn một đứa trẻ đủ kiểu và rồi nó lại là một tác nhân đẩy con vào sự tệ hại hơn mà chẳng nhận ra. Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền hay chia sẻ với các cha mẹ “Có đúng không khi mà tại sao cha mẹ Việt lại tự dán nhãn rằng mình không có phương pháp dạy con như Tây”, “Trước đây cha ông ta không biết dạy con sao” chẳng có phương pháp gì sao? Thật vô lý khi mà tại sao rất nhiều những người thành công ở những thế hệ trước họ nhờ vào sự giáo dục của cha mẹ Việt, môi trường giáo dục Việt, họ đâu có cơ hội được dạy dỗ những thứ của nước ngoài đâu nhưng đi thi quốc tế từ xa xưa vẫn đâu đến nỗi không thể có một tý gì để lại cho các nước biết đến cái tài chứ. Biết bao thế hệ trước lớn lên như thế nào, biết hiểu lễ nghĩa, biết nguyên tắc, biết làm, biết vươn lên từ đâu…? Nghĩ và rồi đau lòng khi nhận ra rằng “Hình như người Việt không biết dạy con thật” mà vì sao lại như vậy “vì đơn giản người Việt không biết hệ thống lại mà PR” hay “vì cho rằng phương pháp thật quê mùa không giống như Tây”
Và còn buồn hơn khi mà cha mẹ ngày nay phải sống trong sự hoang mang đến mất phương hướng bởi càng áp dụng đủ chiêu, đủ cách của các nước thì con chẳng thể khá hơn, thậm chí ngày càng lộn xộn, thụt lùi hơn về nhận thức đúng sai, về tính cách nói riêng và nhân cách nói chung.
Vì rõ ràng sự thật không thể chối cãi một đứa con có trở thành ai, thiên tài đến mức nào mà chẳng phải trải qua những điều cốt lõi mà cha ông ta vẫn dạy từ xa xưa.
Trước khi thành tài hãy thành nhân hay nói theo xã hội hiện đại thì trước khi trở thành người thành công hãy trở thành người tử tế -> Cha mẹ luôn sống để làm tấm gương sáng nhất cho con trong từng suy nghĩ, nề nếp, cử chỉ, lời nói, hành động -> Con sai thì phân tích hướng dẫn con hiểu được giá trị của nó mà sửa cho đúng.
Có làm thì mới có ăn hay nói theo xã hội hiện đại thì con người phải có lao động, có trách nhiệm để mà độc lập nuôi sống bản thân mình -> Cha mẹ luôn phải dạy con từ những việc nhỏ nhất để con tự biết độc lập phục vụ mình, phải ghánh trách nhiệm gia đình, phải biết giữ gìn tiết kiệm… -> Con chưa biết làm gì thì kiên trì dạy con đến khi phải tự làm được rồi giao nó là trách nhiệm của con
Sống phải biết nghe lời hay nói theo xã hội hiện đại thì phải có nguyên tắc, tính kỷ luật trong sự thích nghi và hợp tác -> Cha mẹ phải rèn luyện những điều đó cho chính mình để con học theo -> Con chưa làm được thì phải bền bỉ cho con trải nghiệm để có đường thẳng đúng sai rõ ràng
Và cũng đừng quên ở Việt Nam hay bất cứ đất nước nào trên thế giới cũng có ưu và khuyết của nó:
Cha mẹ các nước khác vẫn luôn có phê bình mắng con thậm chí bạo lực với con -> Thậm chí cũng kinh khủng phải có pháp luật can thiệp…
Cha mẹ các nước khác vẫn luôn yêu cầu con phải có kỷ luật và nguyên tắc -> Thậm chí khắc khe và lạnh lùng đến khắc nghiệt
Vẫn có nhiều những cha mẹ nước ngoài dạy nên những đứa con con hư, bất hiếu, ham chơi, tệ nạn…. -> Thậm chí bản lĩnh và độ chơi còn vượt trội không thể kiểm soát
Các nước cũng rất ít vĩ nhân, thiên tài và có nhiều người lao động chân tay móc cống, dọn rác… -> Thậm chí rất nhiều người học xong cũng thất nghiệp…
Xuất phát từ sự mong muốn các cha mẹ hiện đại thực sự lắng xuống để có cái nhìn, suy nghĩ … rõ nét hơn giúp mang đến cho các con sự phát triển toàn diện. Wedo Wegood tổ chức “KHÓA HỌC SAI LẦM VÀ GIÁC NGỘ TRONG NUÔI DẠY CON CÁI THỜI HIỆN ĐẠI”
1. Nội dung học:
Buổi 1: Quan điểm và phương pháp sai lầm của ông bà, cha mẹ và đứa con bị thui chột nghiêm trọng não bộ, trí thông minh, khả năng nhận thức…
Bẫy ảo của một đứa trẻ tưởng là thông minh nhưng không phải vậy và sự vô tình trong áp dụng phương pháp sai khiến con không thể phát triển hơn thậm chí thui chột trí tuệ, khả năng tư duy mà không thể nhận ra
Bộ não của con cần phát triển những gì, phát triển như thế nào?. Nó có đến mức quá cao siêu không mà cha mẹ không thể dạy được cho con?. Sự thực và những sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ làm lãng phí sự tự chủ động phát triển não bộ của con.
Làm sao để khắc phục các nhược điểm trong phát triển não bộ của con cho con chủ động phát triển toàn diện mạch tư duy logic, nhận thức nên/không nên/đúng/ sai, chính kiến, phản biện, ra quyết định, giải quyết vấn đề, mục tiêu…vượt trội.
Buổi 2: Quan điểm và phương pháp sai lầm của ông bà, cha mẹ và đứa con chệch hướng Tính cách – Tâm lý – Cảm xúc nghiêm trọng
Sai lầm trong việc dạy con phát triển tự nhiên nhưng thành tự do vô nguyên tắc nên khiến thui chột, lãng phí đi rất nhiều điểm mạnh của con mà cha mẹ chẳng nhận ra.
Sai lầm trong áp dụng các phương pháp thưởng, trả công, cho con được ra quyết định theo sở thích của con và những đứa con không có năng lượng, buông bỏ trong bất cần hoặc chán nản
Sai lầm bởi sự bao bọc, bênh vực, yêu thương thái quá, bố và mẹ không khớp phương pháp, bố mẹ và ông bà không cùng một hướng …, sự kỳ vọng quá ,nghĩ hộ, làm hộ, ra quyết định hộ của ông bà, cha mẹ và những đứa con đòi hỏi, lì bướng, chống đối, phản kháng, lười biếng, ỉ nại, dựa dẫm…. hoặc trong nhút nhát, tự ti thu mình
Sai lầm trong áp dụng dập khuôn cách thức, phương pháp với các con như nhau khiến cho một trong các con khác biệt trong sự tiêu cực… và bố mẹ bất lực, đau đầu
Sai lầm trong đầu tư học tập, phương pháp dạy con học… và những đứa con càng học kém hơn, càng lộn xộn hơn khi mà không có năng lượng và sức ì leo thang…
Làm sao để khắc phục được tính cách lì bướng, chống đối, phản kháng, ích kỷ, đòi hỏi, lười làm, lười học… và sự mất kiểm soát cảm xúc, hành vi trong những cơn tức giận của con, sự thay đổi quan điểm của cha mẹ, ông bà để con có môi trường tốt nhất, toàn diện nhất.
Buổi 3: Quan điểm trong cuộc sống hôn nhân hoặc sau li hôn của cha mẹ và những đứa con tổn thương sâu trong sự gào thét nỗi đau tinh thần hoặc gào thét sự ích kỷ, sự buông bỏ bản thân… mà cha mẹ chẳng nhận ra.
Sai lầm khi cha mẹ sống không hạnh phúc và những đứa con chệch hướng sống cho riêng mình trong bản năng tự do khó bảo hoặc thu mình vì tự ti
Sai lầm trong ứng xử và dạy con của ông bà, cha mẹ sau li hôn và những đứa con tổn thương đến khác người trong sự phản kháng, gây gổ… để gây sự chú ý hoặc những đứa con luôn che chắn giấu cảm xúc, suy nghĩ thực để sống không thật với chính mình hoặc tự cô lập bản thân hoặc phải a dua để được chú ý….
Cha mẹ thay đổi, ông bà thay đổi để con có đời sống tinh thần tốt đẹp và có sự phát triển tư duy, tính cách tích cực…
Buổi 4: Quan điểm và phương pháp sai lầm khi can thiệp quá sâu vào bạn bè, trường lớp của con.
Các sai lầm của cha mẹ trong tương tác với bạn bè của con khiến con chệch hướng bất cần thậm chí cố tình chơi với bạn xấu hoặc càng cấm con càng chơi…Tại sao con nhút nhát, thu mình, tổn thương…hoặc nghịch ngợm, đua đòi, a dua, lười học và những góc khuất trong con mà cha mẹ thường không thể nhận ra….
Con học kém hoặc con không hứng thú học hoặc con không thể học được có phải do con lười học như các cha mẹ đã nghĩ…., điều gì khiến cha mẹ phải nuối tiếc khi hiểu ra thì con đã phải mất đi rất nhiều khả năng, tố chất từ sự chủ quan này.
Khi con “yêu” sẽ phải như thế nào hoặc khi cảm thấy như con bị chệch hướng giới tính sẽ phải làm sao…, góc khuất nào khiến con chệch hướng và cha mẹ phải hoang mang lo lắng?.
Khi con lạm dụng smartphone, máy tính, tivi, nghiện game…, các nguy cơ từ mạng xã hội và kỹ năng để con biết sử dụng bản lĩnh, tích cực…
Phải làm gì để con có bản lĩnh tích cực trong quan sát, chắt lọc, thấu hiểu, học hỏi tích cực nhất từ những điều nên và thậm chí từ các bất công, tệ hại… cũng không khiến con chệch hướng nơi trường học, bạn bè, xã hội…
Buổi 5: Những thói quen và tính cách không tốt của cha mẹ làm chệch hướng, thui chột con
Bố và mẹ ảnh hưởng đến con gái như thế nào, làm sao để con gái phát triển tốt nhất
Bố và mẹ ảnh hưởng đến con trai như thế nào, làm sao để con trai phát triển tốt nhất
Buổi 6- 10: Con thực sự cần gì để phát triển bản thân trí tuệ, tài giỏi, tự tin, trách nhiệm, yêu thương, tử tế và thực hành phương pháp phát triển các chỉ số thành công của con trẻ thời hiện đại.
IQ: Phát triển tập trung não bộ chủ động toàn diện với khả năng tư duy logic, phân tích chính kiến, phản biện, lý lẽ, ra quyết định, xử lý và giải quyết vấn đề, tư duy mục tiêu, tư duy sống trách nhiệm, tư duy quan sát và học hỏi ứng dụng, tư duy thành công -> Đặc biệt khắc phục cho con các nhược điểm tư duy chậm, mạch tư duy kém, không biết giải quyết vấn đề, không có chính kiến….
MQ: Phát triển tính cách tích cực khi biết yêu thương, chia sẻ, hòa đồng, thân thiện, ý thức trách nhiệm tự giác, độc lập, cảm nhận được tình yêu thương và sự hy sinh của cha mẹ cho con -> Đặc biệt khắc phục nhược điểm tính cách lì, bướng, chống đối, đòi hỏi, ích kỷ…
SQ: Phát triển các kỹ năng xã hội trong khả năng giao tiếp, ứng xử, teamwork, teambuiding, các giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ, các kỹ năng tự tin trước đám đông -> Đặc biệt khắc phục nhược điểm nhút nhát, thu mình, sợ hãi hoặc hay mâu thuẫn xung đột với bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo…, tự mình biết nhận diện và giải quyết vấn đề khi bị bắt nạt, phòng và giải quyết khi có nguy cơ bị bắt cóc, xâm hại…..
EQ: Phát triển tâm lý, cảm xúc tích cực toàn diện với sự thể hiện làm chủ cảm xúc tích cực, kiểm soát cảm xúc tiêu cực, bảy tỏ được suy nghĩ bằng cảm xúc, tâm lý tích cực…, cảm nhận tích cực các vấn đề của chính mình, trong cuộc sống, khả năng tự tạo động lực và cảm hứng phát triển bản thân -> Đặc biệt khắc phục để con có thể kiểm soát được cảm xúc nóng giận, kiểm soát được hành vi tự do dễ xung đột…
AQ: Phát triển tính kiên trì, nhẫn, bản lĩnh vượt khó, sự độc lập và tự lập, tính nguyên tắc và kỷ luật toàn diện trong thay đổi và phát triển trách nhiệm bản thân, quyết tâm thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu, sự bền bỉ trong ý trí, từ chối sự bao bọc chiều chuộng… để có những điều tốt đẹp nhật -> Đặc biệt khắc phục cho con sự lười biếng, ỉ nại, dựa dẫm, đòi hỏi, không tập trung, không kiên trì, kêu ca, phàn nàn, biện hộ, đổ lỗi…
CQ: Phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, ước mơ toàn diện trong cảm nhận từ môi trường sống xung quanh để học hỏi, ứng dụng phát triển bản thân trong sự tinh tế, sáng tạo trong các quan điểm , lỗi sống và trong giải quyết tất cả các vấn đề với con, sang tạo trong các ý tưởng sang chế, phát minh… -> Đặc biệt khắc phục cho con tư duy dập khuôn, máy móc, không có nhu cầu quan sát, tưởng tượng, ước mơ….
PQ: Phát triển sự đam mê trong học tập, trong phát triển bản thân, trong trách nhiệm, trong các hoạt động giao lưu… -> Đặc biệt khắc phục nhược điểm sống không có mục tiêu và lười biếng, buông bỏ trong học tập, sức ì lớn, không có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh…
Tạo động lực cho các con phát triển khả năng tinh tế để tự cảm nhận thực về ưu, nhược của bản thân và có mục tiêu để khắc phục tất cả các nguy cơ kéo con xuống và phát triển mạnh các điểm mạnh để con phát triển vượt trội.
2. Ai nên tham gia: Cả gia đình (Các cha mẹ, ông bà và các con từ 7 tuổi trở lên) -> Mục đích để ông bà, cha mẹ khớp nhau các phương pháp dạy con và giúp con nhận thức được nên không nên để thay đổi được tư duy, tính cách, tâm lý, cảm xúc ngay trong buổi học của chuyên gia.
3. Hình thức tổ chức: Học trực tuyến tại nhà hoặc học trực tiếp tại Hội trường Wedo – Wegood (Theo đăng ký của cha mẹ). Mỗi tuần học 1 đến 2 buổi theo mong muốn của từng lớp.
4. Thời gian tổ chức và thời lượng học:
Học thử: 19h ngày 10/03/2018 (tối thứ 6) qua trực tuyến (Vui lòng đăng ký học tại đây: )
Học trực tiếp: 4 ngày chủ nhật (từ 9h đến 16h30) + 4 đến 8 buổi trực tuyến (tối t6 hàng tuần) + Tư vấn riêng khi cha mẹ có đề xuất hoặc chuyên gia mong muốn nếu thấy đặc biệt cần gặp lại cha mẹ và con để giúp con phát triển tốt nhất, nhanh nhất.
Học trực tuyến: 10 buổi học kiến thức vào 19h tối thứ 6 hàng tuần + 4 đến 8 buổi trực tuyến để ứng dụng thực hành + Tư vấn riêng khi cha mẹ có đề xuất hoặc chuyên gia mong muốn nếu thấy đặc biệt cần gặp lại cha mẹ và con để giúp con phát triển tốt nhất, nhanh nhất.
5. Địa chỉ học: Biệt thự G3 – G4, đường B2, KĐT Làng Quốc Tế Thăng Long – P. Quan Hoa – Q. Cầu Giấy – Hà Nội.
6. Giải đáp tại sao chương trình này không miễn phí: Chương trình này tại sao lại thu phí khi mà chuyên gia Phạm Hiền đã có Dự án miễn phí “Vì trí tuệ và nụ cười gia đình Việt” trong nhiều năm nay. Vì mong muốn các gia đình sẽ đi học nghiêm túc và ứng dụng nghiêm túc để không lãng phí tiền, thời gian, công sức … thay bằng đi nghe học miễn phí với tâm thế thử cho vui, thử cho biết và về để đó không sử dụng. Mặt khác, kết thúc chương trình học Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền sẽ đồng hành cùng các cha mẹ qua trực tuyến hàng tháng để lắng nghe và hướng dẫn tiếp tục các cha mẹ và con ứng dụng cho đến khi con thay đổi tốt nhất.
7. Có tham gia miễn phí được không: Các cha mẹ không tham gia khóa học này vì không muốn mất phí có thể đăng ký để được test và tư vấn miễn phí cho con trong Dự án miễn phí của chuyên gia tâm lý Phạm Hiền.
8. Cách học: Cha mẹ, ông bà, con thực hành chuyên sâu thực tế với từng tình huống cụ thể với con từ các phương pháp của chuyên gia ngay trong buổi học và khi về nhà.
ĐÃ ĐẾN LÚC CHA MẸ VIỆT CẦN LẮNG XUỐNG ĐỂ TỈNH TÁO VÀ YÊU CON ĐÚNG CÁCH
Tương lai để con trở thành thiên tài là một thử thách lớn và chưa thể nhìn thấy ngay, chưa thể chắc chắn…, nhưng để trở thành một đứa con ngoan, biết yêu thương chia sẻ, có ý thức trách nhiệm, có khả năng kiên trì vượt khó, có khả năng độc lập bản lĩnh, có sự tự tin và thích nghi mọi lúc mọi nơi… thì trong hiện tại cha mẹ và con luôn có thể làm được!
Khoan cứ vội mải miết biến con thành bất cứ thứ gì to tát… khi mà con vẫn phải loay hoay, hoang mang, thậm chí bế tắc trong bất lực…, với những điều đơn giản nhất xung quanh con trong hiện tại này…!
Muốn con thay đổi cha mẹ cần thay đổi trước trong từng tư duy, quan điểm, tính cách, tâm lý, cảm xúc, thói quen … đúng đắn và tích cực vì nó là cái gốc vững chắc cho sự phát triển của các con yêu!
Hãy để con chủ động Dám nghĩ – Dám làm – Dám chịu trách nhiệm – Dám thay đổi và phát triển để con luôn Trí tuệ – Tài giỏi – Tự tin – Trách nhiệm – Yêu thương – Văn minh – Lịch sự – Tử tế nhé!
GIÁ TRỊ CỐT LÕI ĐỂ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM VẪN RẤT ĐÚNG ĐẾN NGÀY NAY
Giá trị của tình yêu thương là đích đến đầu tiên khi con được sinh ra
Đó là sự gắn kết và giúp đỡ, sự trăn trở cùng nhau những nỗi đau, sự chia sẻ cùng nhau niềm vui… từ gia đình nhỏ, đến họ hang, đến hang xóm xung quanh…-> Rõ ràng từ xa xưa nó vô cùng tốt đẹp mà văn hóa các nước khác chưa chắc đã có…-à Tuy nhiên, ngày nay nó đang bị mai một, bị bào mòn đi từ chính sự không kiên trì, không bền bỉ trong sự gấp gáp, nóng vội cho cuộc sống quá nhiều sự hưởng thụ mãi không ngừng nên không thể gần gũi mà dạy con từ những điều nhỏ nhất hay do cha mẹ ưu tiên phần nhiều những thứ khác quan trọng hơn hay chính do chính cha mẹ cũng đang bị chạy theo những thứ xa xỉ quá mà bản thân cũng bớt đi sự yêu thương thực sự!
Giá trị của trách nhiệm là sự trải nghiệm để trân trọng sự yêu thương vô bờ bến
Đó là những nguyên tắc cho đi và nhận lại, là trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội, là nguyên tắc và tính kỷ luật với bản thân, với tập thể để cùng nhau phát triển gắn kết….-> Rõ ràng các thế hệ trước luôn kiên cường, vượt khó không khuất phục, không cần phải thúc giục mà tự biết việc để làm…-> Tuy nhiên, ngày nay cha mẹ bao bọc con, dựa vào giúp việc, mải mê công việc nên cũng chẳng có ý niệm hay thời gian để dạy con từ nếp ăn, nếp uống, nếp nhà… mà chỉ thấy không được như con mắt nhìn thì lúc điên lên thì la hét, quát mắng, lúc bình thường thì cũng thấy Ok… khiến các con chẳng biết đâu là nghĩa vụ hay trách nhiệm phải là như vậy mới đúng mà tự chủ động…
Giá trị của sự vượt khó để tự lập phát triển bản thân
Đó là sự tự ý thức học cho mình, làm cho mình… không thể chờ cha mẹ nhắc. Là sự tự ý thức được mình phải như hoặc bằng thậm chí hơn những đàn anh, đàn chị được cho là tấm gương…-> Rõ ràng đến 80% thậm chí nhiều hơn là sự mong muốn, ước mơ và đi cùng hành động với sự nỗ lực không ngơi nghỉ mà chẳng cần cha mẹ phải biết, chẳng cần cha mẹ phải động viên hoặc chẳng cần cha mẹ phải mắng chửi…-> Tuy nhiên, ngày nay cha mẹ kỳ vọng con cao quá nên sát sao con đến mức ngạt thở, áp đặt con đến mức phải bùng nổ trong sự buông bỏ, lúc nào cũng thúc, lúc nào cũng giục nên sự nỗ lực tự con mog muốn may ra chỉ có 10% còn lại tới 90% là mong muốn của cha mẹ nên con cố để làm gì khi nó đâu phải cho con…, còn cho cha mẹ thì chính cha mẹ đã đang lo nên đâu cần con phải băn khoăn, trăn trở…
Giá trị đối nhân xử thế
Đó là sự giao tiếp lễ phép chào, hỏi, thưa, gửi, dạ, vâng, xin phép, diễn đạt đủ câu chủ ngữ vị ngữ trong sự điềm đạm nhưng tự tin, dứt khoát; đó là sự thứ tha, xin lỗi khi sai hay đúng; đó là sự trân trọng giúp đỡ trong cảm ơn, biết ơn. Đó là sự tự tin đưa ý kiến, chính kiến, lý lẽ, lập luận đến cùng…-> Rõ ràng cha mẹ những thế hệ trước nghiêm khắc hướng dẫn đến từng cử chỉ, lời nói của con, khả năng giao tiếp của các thế hệ trước rõ ràng đâu ra đấy, biết người, biết ta và thậm chí luôn tỏ rõ uy quyền và sự bản lĩnh …-> Tuy nhiên, ngày nay con phụ thuộc vào công nghệ nên chẳng phải nói nhiều và không có môi trường thực tế để giao tiếp bởi cha mẹ ngày nay nói, phân tích ít hơn mà quát tháo cộng với chẳng có nhiều thời gian mà chơi để mà được giao tiếp thực sự hoặc cha mẹ không cân bằng chỉ chú trọng con nói giỏi tiếng anh hay bất kỳ tiếng nào khác mà quên đi tiếng mẹ đẻ phải đối nhân xử thế hàng ngày…
…..Còn rất nhiều giá trị, rất nhiều cách mà thời trước cha mẹ Việt đã áp dụng khiến bao thế hệ trưởng thành đầy bản lĩnh với khí chất của tình người, của trí tuệ và cũng vươn tầm đó thôi.
Hãy nhìn nhữngng người thành công tại VN và những người thành công tại nước ngoài để thấy rằng “phương pháp chỉ là cách thức” còn “Tư duy và tư tưởng dạy con” mới là quan trọng. Không thể cứ bản năng sính ngoại mà nghĩ rằng bản thân mình chẳng có kiến thức gì dạy con trong khi chỉ cần ngược lại để nhìn lại từ chính mình lớn lên và trưởng thành như thế nào.
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền luôn nói “Chỉ có những nguyên tắc đường thẳng chứ không bao giờ có một phương pháp đường thẳng cho một đứa trẻ, thậm chí là người lớn, huống gì một phương pháp lại lấy để áp dụng cho tất cả các con, cho tất cả độ tuổi mà không phân biệt gì thì thật tệ”
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tổ chức đào tạo kỹ năng sống và phát triển tư duy Wedo – Wegood
Địa chỉ: Biệt thự G3 + G4 – Đường B2 – Làng Quốc Tế Thăng Long – P. Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 0973 455 492 – 0904 924 786