Kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Trong độ tuổi chuyển lớp từ mẫu giáo nhỏ lên các lớp lớn hơn các bé, sẽ giúp các con được mở rộng tiếp xúc hơn với thế giới xung quanh. Đây cũng chính là thời điểm các con sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý để tự củng cố cái tôi của bản thân. Do đó, các bậc cha mẹ cần cố gắng rèn luyện và tăng cường trau dồi kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo để ngay từ nhỏ các con đã có khả năng tự lập và sớm thích nghi với môi trường mới đồng thời phát huy được khả năng của bản thân khi đến các giai đoạn trưởng thành sau này.

Xem thêm:

1. Rèn luyện cho con khả năng tự lập trong suy nghĩ, hành động

Hiện nay, hầu hết các cha mẹ vì quá thương yêu con nên đã có thói quen bao bọc, giúp đỡ cho con từ những công việc nhỏ nhất thậm chí ngay đến suy nghĩ, diễn đạt của trẻ cha mẹ cũng hỗ trợ, làm giúp. Và lâu dần khi con lớn hơn, trẻ bắt đầu rơi vào trạng thái dựa dẫm, thụ động, luôn trông chờ vào cha mẹ. Cách làm ấy liệu rằng có giúp con khôn lớn đúng với lứa tuổi và biết cách xử lý mọi việc diễn ra hằng ngày, đặc biệt những tình huống xảy ra mà con không có cha mẹ bên cạnh? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi phương pháp ấy sẽ khiến trẻ luôn làm theo yêu cầu của cha mẹ, chúng không còn niềm tin vào trực giác của bản thân, và sẽ trở thành những đứa trẻ thiếu chính kiến, thui chột khả năng sáng tạo. Nắm bắt được vấn đề này, các cha mẹ hãy thay đổi thói quen và cách nghĩ và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp để rèn cho con khả năng tự lập từ suy nghĩ đến hành động, để giúp con trở nên vững vàng, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

2. Giúp con làm quen với các công việc để có hành trang vững vàng khi chuyển lớp

Để giúp các con tránh được tình trạng “sốc tâm lí” khi chuyển lên các lớp lớn và có ý thức học tập và tuân thủ được giờ giấc nghiêm ngặt khi đã lớn hơn, cha mẹ cần từng bước tạo lập cho con ý thức kỷ luật khi thực hiện các công việc phù hợp với lứa tuổi của mình. Có như vậy, trẻ sẽ bớt cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi tham gia các hoạt động tập thể và đặc biệt là giai đoạn con chuẩn bị vào lớp 1.

Cha mẹ hãy luyện tập cho con việc tự chuẩn bị trước các đồ dùng cần thiết khi đi học, kỹ năng lắng nghe, tập trung vào nội dung học tập. Khi con bắt đầu chuyển lớp, cha mẹ nên dành thời gian để giảng giải cho  con về các hoạt động sẽ diễn ra trên lớp,các công việc cần thực hiện. Ví dụ như con cần có tác phong nhanh nhẹn để đi học đúng giờ, tư thế ngồi học ngay ngắn, đúng quy định, giúp con làm quen với không khí học tập thoải mái nhưng nghiêm túc từ lúc con ở nhà để con không quá tự do khi đến lớp.

3. Rèn luyện cho con khả năng tập trung

Các cha mẹ đừng hạn chế cơ hội phát triển của con mà nên dành nhiều thời gian cho con tham gia vào các hoạt động chung. Ví dụ trong gia đình con có thể phụ giúp bố mẹ trong thời gian chuẩn bị các bữa cơm, cuối tuần con cùng mọi người dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vật nuôi hoặc cây cối…

Bố mẹ hãy giao cho con những công việc vừa sức, đảm bảo an toàn, để trẻ hình thành được ý thức trách nhiệm, rèn luyện sự tập trung và khả năng tự chăm sóc, phục vụ bản thân. Với mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có khả năng riêng trong việc hoàn thành các công việc. Tuy nhiên nếu sớm được làm việc, trẻ sẽ nhanh chóng học hỏi, rèn luyện được khả năng quan sát, dứt điểm công việc, tăng cường sự chú ý tập trung trong lúc thực hiện công việc. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ làm việc cùng thay vì bắt ép chúng, và nên khen ngợi trẻ hợp lý tùy theo mức độ công việc khi con đã làm xong nhiệm vụ được giao.

4. Rèn luyện cho con cách vượt lên thất bại

Đối với mỗi người, cảm giác thất bại không hề dễ chịu và với trẻ nhỏ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi không đạt được kết quả như ý nguyện hoặc phạm phải sai lầm đáng tiếc…các con có thể cảm thấy rất buồn bực, chán nản không còn hứng thú và dễ dàng kêu ca hay thậm chí sẽ bỏ cuộc. Những lúc ấy, cha mẹ hãy an ủi trẻ thay vì quát mắng, chỉ trích con nặng lời khiến trẻ sợ hãi mà tìm cách biện hộ, đổ lỗi. Cha mẹ cần dành thời gian cho con bình tĩnh và phân tích để trẻ hiểu nguyên nhân của những thất bại đã gặp. từ đó giúp cho con nhận ra lỗi sai và rút kinh nghiệm cho mình, để con sẽ trưởng thành hơn và biết cách tự giải quyết trong những sự việc tương tự.

Cha mẹ hãy giúp các con nhận ra và xem thất bại là chuyện bình thường, có thể vượt qua bởi không phải lúc nào chúng ta cũng luôn gặt hái được thành công và điều quan trọng là con phải thực sự nỗ lực, không được cho phép mình dễ dàng bỏ cuộc.

Hy vọng một số nội dung được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các cha mẹ trong việc lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng sống cần thiết theo lứa tuổi của con hiện nay.

Nếu cha mẹ thấy bài viết “Kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo” này hay và bổ ích, hãy subscribe website Wedo-Wegood để thường xuyên cập nhật những bài viết dạy con hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều!

Call Now Button