Nhiều kinh nghiệm chỉ ra rằng, khi gặp phải những trường hợp này, cha mẹ nên bình tĩnh để từ từ làm mềm hóa thái độ khi con chống đối.
Để làm được như thế cha mẹ phải đặt mình vào vị thế của trẻ để cảm nhận và chỉ bảo.
Tin tưởng con là cơ sở tốt nhất để giáo dục con hiệu quả. Biết nhìn nhận và phát hiện ra điểm mạnh của con, khích lệ kịp thời để con phát huy và trưởng thành. Hãy động viên con khi con làm chưa đúng. Luôn khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của trẻ.
Kỹ năng ứng xử của cha mẹ khi con chống đối
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Biết thấu hiểu:
Khi cha mẹ gọi con đi ăn trưa và trẻ hét lên, “Không phải bây giờ!” Và khi cha mẹ cố bắt đi ăn bằng được, trẻ sẽ khóc lóc, hãy thử đặt mình vào trường hợp của trẻ. Ôm lấy trẻ và nói rằng thật khó để rời xa bạn của con, nhưng bữa trưa đã sẵn sàng rồi.
Mục đích là để cho chúng biết rằng thay vì là một phần của vấn đề, thì cha mẹ đang thực sự đứng về phía trẻ. Cố gắng không được tức giận (ngay cả khi cha mẹ cảm thấy không tự nhiên trước mặt người khác đi chăng nữa). Hãy nhẹ nhàng nhưng kiên quyết đúng lúc.
Đặt ra giới hạn:
Trẻ mẫu giáo cần – và thậm chí muốn – có những giới hạn, vì thế hãy đặt ra chúng và chắc chắn rằng con cha mẹ biết điều ấy nghĩa là gì. Giải thích rõ ràng cho trẻ: “Chúng ta không đánh nhau. Nếu con tức giận, hãy sử dụng lời nói để khiến Adam trả lại đồ chơi” hoặc “Hãy nhớ rằng, con phải luôn nắm tay mẹ trong bãi giữ xe”
Nếu trẻ có vấn đề về tuân thủ các quy tắc (cũng như các trẻ mẫu giáo khác), hãy tìm ra giải pháp tương ứng. Ví dụ, nếu trẻ đánh em gái mình bởi vì cảm thấy bị “ra rìa”, ngăn trẻ lại, rồi tìm cách dành thời gian bên cạnh trẻ nhiều hơn. Nếu trẻ ra khỏi giường vì sợ bóng tối, đặt một cái đèn pin trên đầu giường của trẻ.
Ủng hộ hành vi tốt :
Thay vì chỉ để tâm đến những lúc phạm lỗi của con bạn thì hãy cố gắng chú ý những khoảnh khắc tốt đẹp của bé. Ví dụ đơn giản, “Cảm ơn con vì treo áo khoác lên!” hoặc “Thật đáng khen khi con biết chia sẻ với em gái của mình!” sẽ trở thành những hành trang hữu ích giúp khuyến khích trẻ tiếp tục làm nhiều điều tương tự.
Và mặc dù cha mẹ có thể bị quá khích đến nổi buông lời mắng nhiếc khi bé làm trò hề hơn mong muốn, hãy suy nghĩ trước khi nói. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng lời nói của cha mẹ đề cập đến hành vi và không chỉ trích con mình như một người. ( “Con thật vụng về!” Hoặc “Con lúc nào cũng gây phiền phức hết.”)
“Khi một đứa trẻ cư xử không tốt, bản thân trẻ đã cảm thấy sợ hãi,” Jane Nelsen, tác giả của loạt sách Rèn Luyện Tích Cực nói. “Từ khi nào mà chúng ta có cái ý nghĩ rằng để khiến trẻ tốt hơn thì đầu tiên phải làm chúng cảm thấy tồi tệ?”. Những việc như vậy chỉ khiến chúng cư xử tiêu cực hơn mà thôi.
Cũng nên nhớ rằng kỷ luật trẻ không có nghĩa là kiểm soát chúng – mà là dạy cho chúng kiểm soát bản thân mình. Hình phạt có thể khiến trẻ tuân phục trong thời gian ngắn, nhưng đấy là vì trẻ cảm thấy sợ lúc đó. Điều tốt nhất khuyến khích con trẻ làm việc tốt là khiến chúng thích thú khi làm nó – vì những điều như vậy sẽ khiến một ngày của trẻ vui hơn và làm trẻ cảm thấy hạnh phúc.
Sử dụng phương pháp time-out một cách hiệu quả:
Khi nhìn thấy trẻ bị thương và đang sẵn sàng đá bay miếng đệm chỉ vì nó ngáng đường mình, ngăn cách hành động ấy lại và giúp trẻ thư giãn. Thay vì trừng phạt vào những khoảng thời gian như vậy, hãy đưa trẻ đến một chiếc ghế sofa thật thoải mái hoặc đến một góc nhỏ ưa thích của trẻ để giúp chúng bình tĩnh lại.
Nếu đã quá muộn để khống chế các hành vi không mong muốn, hãy răn đe trẻ rằng chúng sẽ phải chịu hình phạt time-out nếu cứ tiếp tục – sau đó làm y như vậy. Điều này cũng rất hữu ích khi để trẻ biết rằng chúng sẽ phải đối mặt với hình phạt này nếu chúng có những hành động như thế nào. (Trẻ mẫu giáo có lẽ sẽ phải được nhắc nhở một vài lần trước khi nó thực sự chìm trong.)
Nơi thực hiện phương pháp time-out cho con cha mẹ không nên ở gần những người khác cũng như các hoạt động vui chơi hay có những màn hình gây xao nhãng, nhưng là nơi bạn có thể luôn để mắt đến trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt giới hạn thời gian cho quá trình time-out. Học viện Nhi khoa Mỹ kiến nghị giới hạn thời gian cho phương pháp này là lấy độ tuổi của trẻ cộng với một năm. Vì vậy, một trẻ 3 tuổi sẽ có khoảng thời gian time-out là 4 phút
Trao quyền cho trẻ:
Cho trẻ có cơ hội tự quyết định việc thực hiện quyền tự chủ mới của chúng trong một môi trường có kiểm soát.
Thay vì yêu cầu trẻ phải mặc cái quần jean mà bạn đã chọn, thì hãy để chúng lựa chọn giữa hai cái bạn đã xếp sẵn. Hãy hỏi xem trẻ muốn ăn đậu Hà Lan hay đậu xanh với bữa ăn tối cũng như câu chuyện nào muốn nghe trước khi ngủ.
Một cách khác để giúp trẻ cảm thấy tự chủ hơn là nói với chúng những gì chúng có thể làm được hơn là những gì không thể. Vì vậy, thay vì nói: “Đừng! Không được vung gậy trong nhà!” hãy nói, “Nào cùng ra ngoài và luyện tập đánh bóng nhé” Nếu trẻ muốn một cây kem ốc quế trước khi bữa tối, hãy thủ thỉ rằng trẻ sẽ được mua ngay sau đó, hoặc cho bé ăn nhẹ vừa đủ để cầm chừng cơn đói cho đến giờ ăn chính.