Làm gì khi con lì bướng chống đối? Với những trẻ lì bướng, chống đối, việc cha mẹ dọa nạt, quát mắng đánh đòn trẻ hầu như là không có tác dụng. Làm thế nào đẻ trẻ thay đổi về tư duy luôn là niềm chăn trở của không ít các bậc phụ huynh. Nếu con mình bắt đầu có những biểu hiện lỳ bướng, chống đối, bố mẹ có thể tham khảo bài viết mà Wedo – Wegood chia sẻ sau đây:
Tại sao con lại không nghe lời?
Bố mẹ nên khuyến khích con nói ra lý do tại sao con lại không nghe lời, tuy nhiên việc này cần được thực hiện hết sức khéo léo, không áp đặt trẻ vì điều này dễ sinh ra tâm lý phản kháng. Tốt nhất là bố mẹ làm điều này trong bầu không khí thân thiện. Khi con cãi lại, tỏ ra xấc xược, cha mẹ không nên dùng đòn roi để răn đe. Làm vậy trẻ sẽ càng lì lợm hơn.
Nghe nhiều hơn, nói ít đi.
Làm gì khi con lì bướng chống đối? Trẻ có thái độ lỳ bướng, chống đối một phần do thiếu sự lắng nghe từ bố mẹ, vì vậy bố mẹ hãy lắng nghe con nhiều hơn nữa, nếu bạn làm được điều này bạn đã góp phần triệt tiêu tính ngang ngạnh của bé. Nhiều kinh nghiệm chỉ ra rằng, có nhưng đứa trẻ ương bướng, không vâng lời cũng chỉ do muốn thu hút sự chý ý từ bố mẹ mình, vì vậy, khi bố mẹ chịu lắng nghe và trẻ có cơ hội giãi bày nỗi lòng thì bé sẽ nói ra được hết những ấm ức nảy sinh. Quá trình lắng nghe là quá trình bố mẹ kịp thời đưa ra những quan điểm, lý lẽ giải thích cho con, đồng thời cho con dễ dàng thấy được những điểm chưa tốt, từ đó dần học hỏi những quy tắc và lý lẽ xã hội cần thiết.
Tấm gương từ cha mẹ
Bố mẹ là người gần gũi và có ảnh hưởng lớn nhất với con, vì vậy cách tốt nhất để con làm những điều mình muốn là hãy làm gương cho con. Trước những lý lẽ hết sức hồn nhiên của con rằng “Sao bố có thể thức khuya, còn con phải đi ngủ sớm?” hay “Sao khi uống nước xong, bố để cốc trên bàn còn con phải cất nó đi?” nhiều bậc phụ huynh không khỏi giật mình và lúng túng trong việc giải thích.
Vì vậy, bố mẹ chứ không ai khác chính là người làm gương cho con, việc làm gương có sức mạnh giáo dục nhiều hơn bạn tưởng do trẻ thường có xu hướng học hỏi và bắt chước người lớn khá nhiều. Hãy có thái độ bình tĩnh và từ tốn nói chuyện kể cả lúc bực tức để trẻ học được thái độ đó, bé cũng không có cơ sở nào Khi trong những lúc bực tức, cha mẹ vẫn tỏ ra điềm tĩnh và từ tốn nói chuyện với nhau thì trẻ cũng không có cơ sở nào để bắt chước sự lì lợm, ương ngạnh mỗi khi gặp chuyện không vừa ý.
Thái độ cương quyết
Bất kể lúc nào con có thái độ chưa tốt. Bố mẹ hãy thẳng thắn cho con biết suy nghĩ của bố mẹ về hành động và thái độ của con – tại sao bố mẹ không chấp nhận sự xấc xược? Tập trung vào lỗi sai và sự khiển trách chứ không lên án, bỏ rơi con.
Bạn đừng nên tỏ ra quá khắt khe, đừng đe dọa hay đánh đòn chúng. Những lời lẽ đe dọa là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ thêm bướng bỉnh, lì lợm hơn.
Bầu không khí trong nhà.
Ngoài ra, bố mẹ nên tránh cho con nhìn thấy sự cãi vã của bố mẹ, việc tạo ra không khí thoải mái, đầm ấm trong nhà rất cần thiết trong việc dạy dỗ trẻ.
Cuối cùng, bố mẹ đừng bao giờ bắt buộc con làm mọi việc theo ý mình, hãy để chúng tự do chọn lựa trong khuôn khổ của bạn. Đừng ngần ngại đưa ra nhiều yêu cầu, đặt trách nhiệm và để trẻ vui vẻ chọn công việc mà chúng sẽ phải làm.