Làm gì khi con trở nên bướng bỉnh?

Trong quá trình dạy trẻ, không ít các bậc cha mẹ luôn luôn than phiền rằng cảm thấy thật sự mệt mỏi khi những đứa con của họ luôn tỏ ra chống đối, con bướng bỉnh và không chịu nghe lời. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và phương pháp để khắc phục vấn đề này là gì?Làm gì khi con bướng bỉnh

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận

Cha mẹ nên nhớ, kiên nhẫn và bình tĩnh là chìa khoá tốt nhất để ứng phó với sự bướng bỉnh và chống đối của trẻ. Thậm chí, cha mẹ sẽ phải đối mặt với trường hợp trẻ nói “không” với tất cả các yêu cầu của cha mẹ hoặc hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của người lớn.

Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì cha mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Tốt nhất, khi ấy, mẹ nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con. Cha mẹ nên thận trọng trong việc giao tiếp, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.

Cha mẹ hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu hỏi như “Điều gì đang làm phiền con vậy?”, “Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?”, hoặc “Giờ con muốn làm gì?”…Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ cha mẹ.

Trong quá trình nói chuyện, cha mẹ hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ khó chịu, sau đó mẹ hãy từ từ làm dịu sự bướng bỉnh của con. Nên nhớ, kiên nhẫn là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.

Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con khi con bướng bỉnh

Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Khi ấy, trẻ nhận thức được rằng cha mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của chúng, nên một khi không đòi hỏi được, chúng sẽ tức giận và la hét. Bởi thế, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu của con.

Kỷ luật

Kỷ luật là một nguyên tắc cơ bản trong tất cả các cách nuôi dạy con ngoan từ truyền thống cho đến hiện đại. Nó thể hiện dưới hình thức các quy tắc và hình phạt nếu bị phá vỡ.

Luôn rõ ràng và nhất quán

Khi cha mẹ đặt ra một quy định hoặc giới hạn nào đó, hãy cố gắng thể hiện một cách rõ ràng và đừng thay đổi nó. Nó sẽ giúp con bạn hiểu được, ghi nhớ tốt hơn và tạo thành một thói quen.

Bình tĩnh và vững vàng

Để trẻ em nghe lời 100% đó là điều không tưởngtrẻ em luôn thay đổi, lúc thế này lúc thế kia và có thể cáu giận khó kiểm soát. Những lúc vậy, cha mẹ cần thật bình tĩnh, đừng bộc lộ sự sợ hãi hay tức giận bởi nó càng khiến trẻ đi xa hơn.

Tôn trọng

Trẻ em cũng là một cá nhân riêng biệt, cần được tôn trọng. Dù cho trẻ làm sai, cha mẹ cũng không nên cư xử thái quá như : đánh đập, nhiếc móc,… làm tổn thương đến thể chất và tinh thần của trẻ. Khi cha mẹ tôn trọng trẻ, trẻ cũng sẽ học cách tôn trọng người khác.

Làm gì khi con bướng bỉnh

Quyền và nghĩa vụ

Là một thành viên trong gia đình, trẻ cũng có những quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Cha mẹ hãy làm rõ điều đó để con nhận thấy. Trong nhiều tình huống, bạn có thể “lùi 1 bước tiến 2 bước”, để trẻ có quyền lựa chọn trong phạm vi mà bạn đã đề ra.

Động viên và khen ngợi con khi cần thiết

Thái độ, cách đối xử của người lớn với con cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Chính bởi vậy, muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, cha mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

Khuyến khích các hành vi tích cực sẽ làm cho trẻ hiểu rằng đó là cách tốt để có được sự chú ý hoặc lời khen ngợi từ người khác. Cha mẹ cũng có thể tặng cho trẻ phần thưởng nhỏ để trẻ thêm hào hứng hơn.

Dạy trẻ về giá trị của sự sẻ chia và những điều tử tế

Trẻ bướng bỉnh nói chung thường ích kỷ và thiếu sự quan tâm tới người khác. Do vậy, một trong những phương pháp dạy trẻ cứng đầu, chống đối là giúp trẻ nhận ra giá trị của sự sẻ chia. Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện hay về những điều tử tế, những tấm gương quan tâm tới mọi người. Từ đó, trẻ được nuôi dưỡng dần những tính cách tốt đẹp và đẩy lùi tính xấu.

Không để trẻ có điều kiện và cơ hội nuôi dưỡng tính bướng bỉnh

Đây là bước cuối cùng trong cách khắc phục con bướng bỉnh chống đối. Cha mẹ cần bỏ đi các thói quen xấu của mình và gia đình khi dạy trẻ. Nhiều trẻ bướng bỉnh để lôi kéo sự chú ý và quan tâm từ cha mẹ. Do đó, cha mẹ nên học cách “làm ngơ” khi trẻ kích động. Điều này khiến trẻ cảm thấy việc nổi loạn không còn tác dụng để làm nũng. Từ đó, trẻ sẽ không còn cơ hội để nuôi dưỡng tính cách này.

Call Now Button