Làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp của con? Xã hội là vô vàn các mối quan hệ như công việc, gia đình, người thân, bạn bè… qua giao tiếp chúng ta duy trì được những mối quan hệ đó và hiểu nhau hơn. Bằng những từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, lời hát, điệu bộ, cử chỉ, hành động giao tiếp không chỉ là việc trao đổi thông tin, thông điệp cho nhau mà còn cho người ta cơ hội thể hiện ước mơ, văn hóa, tình cảm, ý kiến, quan niệm, cảm xúc. Hãy đọc bài viết mà Wedo – wegood chia sẻ sau đây:
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp của con?
1. Bố mẹ luôn nhớ rằng
– Việc bắt đầu trò chuyện với trẻ con không bao giờ là muộn. Để con học được các kỹ năng giao tiếp, con cần phải nghe ngôn ngữ và lời nói xung quanh mình.
– Ở mỗi không gian và thời gian khác nhau con học được cách giao tiếp khác nhau
– Ở mỗi lứa tuổi của con thì khả năng hiểu từ ngữ trong lời nói của trẻ khác nhau có thể con không hiểu nhưng con có thể đoán được ý nghĩa thông của biểu cảm và tâm trạng của lời nói
– Có thể trẻ chưa nói được nhưng con có thể hiểu nhiều từ ngữ
– Nhiều đứa trẻ nói nhiều vì chúng thích thực hành, và chúng có một khả năng để hạn chế sự bất đồng khi nói.
– Để thể hiện những thông điệp của mình con cần nhiều thời gian hơn người lớn tuy nhiên trẻ có thể nghĩ nhanh hơn là chúng nói.
– Giúp đỡ trẻ học cách giao tiếp và chấp nhận những cảm xúc của chúng có thể dẫn đến những thay đổi tích cực hơn. Những đứa trẻ không biết thể hiện cảm xúc bằng lời nói chúng thường gây chú ý bằng những chiêu trò như tan vãn, mè nheo, nổi giận hoặc đánh nhau, tranh cãi.
– Trẻ được khuyến khích giao tiếp khi: con được hỏi về bất cứ điều gì và nói những ghì chúng đang nghĩ, người lớn lắng nghe trẻ con, và không nói hoặc quở trách chúng quá nhiều; chúng không bị ép buộc phải nói chính xác; Tư duy của trẻ con còn non nớt chính vì vậy mà chúng bị hạn chế điều chỉnh suy nghĩ thành lời nói ngay tức thì
– Nếu trẻ cảm thấy rằng chúng có thể nói chuyện với người lớn về bất cứ thứ gì, chúng có thể thuật lại giống như chúng bị áp bức bóc lột, ấm ức. Nếu trẻ cảm thấy rằng chúng sẽ làm thất vọng hoặc chọc tức ba mẹ nếu kể cho họ nghe điều gì, chúng sẽ không nói ra và quyết tâm giữ bí mật.
– Mâu thuẫn, gây gổ, giận giữ, đánh nhau thường do giao tiếp thất bại. Tuy vậy thì mọi xung đột đều có thể giải quyết được thông qua giao tiếp
2. Các cách dạy con để con có thể giao tiếp dễ dàng
– Tỏ thái độ tôn trọng khi giao tiếp với con. Hãy nhớ rằng cùng một vấn đề nhưng bạn và con bạn có thể có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến con về cách thức giải quyết vấn đề đó; việc này sẽ cho trẻ những cơ hội để suy nghĩ sáng tạo, tập thói quen tư duy và có thể ứng dụng vào trong thực tế.
– Hãy khuyến khích con bạn chia sẻ và hỏi về bất cứ điều gì chúng thắc mắc, từ những câu hỏi đơn giản ngay từ bây giờ để khi những câu hỏi “lớn” hơn về ma tuý, giới tính, hay sự bạo lực được đặt ra sau này, trẻ sẽ thấy rằng thật an toàn khi trò chuyện với bạn. Đặt những câu hỏi quan trọng ở độ tuổi của con và hưởng ứng chúng thể hiện theo ý hiểu của chúng. Nên cho trẻ thời gian để suy nghĩ, xem xét những tình huống và để chúng quyết định khi cần thiết. Để tạo không gian giao tiếp tốt cho trẻ bạn cần cởi mở và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc và câu hỏi của trẻ.
– Luôn nhớ là: Việc áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của bạn vào những suy nghĩ và cách nhận thức vấn đề (cũng như lựa chọn cách giải quyết tình huống) của trẻ rất hạn chế giao tiếp của trẻ. Với những cảm xúc và suy nghĩ kỳ lạ của trẻ bạn phải lắng nghe, giúp đỡ và chấp nhận chúng không được tỏ ra quá ngạc nhiên hay e dè và tin tưởng trẻ có thể xử lý được những vấn đề và cảm giác của chúng và chúng phải chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.
– Khi con đang căng thẳng hoặc gặp vấn đề gì đó hãy để con thoải mái chia sẻ với bạn bè, không ép chúng nhất thiết phải nói với bạn đừng tạo cho con áp lực. Cách tốt nhất là quan sát trẻ và bình tĩnh nhận ra những biểu hiện của chúng thông qua những cử chỉ, hành động nào đó. Hãy hỏi cảm nhận của trẻ về vấn đề đó. Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe nhiều hơn về những gì chúng đang cảm thấy. Sử dụng các câu hỏi như: “Mẹ có thể làm gì cho con? Mẹ có thể giúp con chứ?”. Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn mà trẻ nhận thấy sẽ giúp chúng cảm thấy an tâm và có thể tâm sự cùng bạn để cùng bạn giải quyết vấn đề.
3. Trò chuyện với con bạn
– Nhẹ nhàng khi nói chuyện với con là cách tốt nhất để con lắng nghe.
– Khi nói chuyện với con bạn hãy dùng giọng nhẹ nhàng, và thỉnh thoảng chỉ thì thầm để rèn cho con cách lắng nghe.
– Hãy nhìn vào mắt khi nói chuyện với con
– Khi trò chuyện với con bạn hãy tỏ ra ân cần, tôn trọng những gì mà con nói để con không có cảm giác bị coi thường.
– Khuyến khích con kể nhiều chuyện cho bạn nghe bằng những câu gợi mở.
– Tập chung khi nói chuyện với con – điều này cho thấy bạn thực sự quan tâm vào câu chuyện của trẻ.
– Không phải trẻ chỉ để ý đến nội dung câu chuyện mà cách thức nói của bạn cũng ảnh hưởng đến sự lắng nghe của con
– Không được nói dối trẻ bất cứ điều gì, trung thực với những điều bạn nói với con trẻ.
– Không nên nói dài dòng vấn đề , thể hiện ngắn gọn dễ hiểu và tránh xung đột khi nói chuyện với con.
– Tránh nói những từ ngữ khó hiểu mà người lớn mới hiểu được khi nói chuyện với con, thay vào đó là những từ ngữ đơn giản mà con có thể hiểu được ý nghĩa của chúng.
– Cho trẻ thể hiện những quan niệm và suy nghĩ về vấn đề đang nói đến và cho chúng tự quyết định. Phải luôn lắng nghe và nhìn nhận vấn đề cùng con.
– Đôi khi bạn nên sử dụng ngôn ngữ hình thể hay hành động thay vì sử dụng lời nói, thể hiện sự ân cần của mình qua hành động.