Tập trung là yếu tố rất quan trọng giúp chúng ta thành công. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tôi và các bạn đều đang rơi vào trạng thái mất tập trung đặc biệt là khi học và làm việc. Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề này, hãy cùng Huệ Linh tìm ra bí quyết rèn luyện sự tập trung nhé.
1. Tìm nguyên nhân của việc mất tập trung
Để giải quyết một vấn đề, việc đầu tiên chúng ta cần thực hiện là phải tìm ra được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và từ đó chúng ta sẽ có cách giải quyết phù hợp. Bản thân Huệ Linh cũng đã phân tích được một số nguyên nhân, cụ thể:
– Về phía bản thân: Chủ quan, lười biếng, mải chơi, không có kế hoạch và không có sự hứng thú
– Về phía gia đình/ môi trường: Có quá nhiều tiếng ồn gây ảnh hưởng như: phìm; trò chuyện to; không gian thiếu ánh sáng….
2. Phân tích hậu quả và sự ảnh hưởng nếu như mất tập trung
Việc chúng ta bị mất tập trung khi học tập, làm việc không chỉ gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình như: bị điểm kém, bị phê bình, bị mắng… mà chính bố mẹ, thầy cô cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ vì hành động của chúng ta. Bố mẹ, thầy cô sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi vì thường xuyên phải nhắc nhở, thúc giục chúng ta thực hiện công việc….Và Huệ Linh tin rằng, khi hiểu rõ sự ảnh hưởng của hành động đó đến mọi người, chúng ta nhất định sẽ tìm cách khắc phục.
3. Rèn luyện sự tập trung
Có rất nhiểu cách để rèn luyện sự tập trung, nhưng với mình các tốt nhất đó là khi bạn làm chủ được kế hoạch của mình, điều khiển được thời gian, cụ thể:
Bước 1: Liệt kê các công việc cần phải thực hiện trong một ngày => Mục đích ghi nhớ hết các công việc trong ngày cần thực hiện
Bước 2: Sắp xếp các công việc theo thứ tự quan trọng (công việc gấp – quan trọng; công việc gấp nhưng không quan trọng; công việc quan trọng nhưng không gấp; công việc không gấp – không quan trọng)
Bước 3: Giới hạn thời gian thực hiện công việc => Mục đích tạo cam kết cho bản thân và tập trung thực hiện công việc theo thời gian quy định
Bước 4: Sắp xếp lại không gian làm việc => Mục đích không để bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như truyện, đồ chơi, tivi
Bước 5: Thực hiện công việc theo kế hoạch được đưa ra
Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh => Mục đích phân tích được những việc đã làm được, những vấn đề còn tồn tại và đưa ra điều chỉnh cho buổi hôm sau
Hãy cùng xây dựng kế hoạch công việc với các mục công việc rõ ràng, giới hạn thời gian cho từng công việc đó mình tin các bạn sẽ chinh phục được. Ngoài ra, các bạn cũng có thể ứng dụng phương pháp SĐTD để sáng tạo thêm cho kế hoạch công việc của mình nhé.
Tập trung – làm việc theo kế hoạch để làm chủ cuộc sống của mình các bạn nhé !
Phóng viên: Nguyễn Hà Huệ Linh – K72 Kids(3-5)