Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn? Biếng ăn ở trẻ là nỗi niềm chung của các bậc cha mẹ. Lo lắng khi không biết phải làm sao để con ăn ngon miệng hay con có bị ốm, vì nguyên nhân nào đấy không muốn ăn. Những mối lo ngại ấy khiến các mẹ đau đầu và mong muốn tìm giải pháp để con không biếng ăn nữa. Wedo – Wegood sẽ chia sẻ đến các bậc cha mẹ bí quyết giúp trẻ hết biếng ăn.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Tình trạng biếng ăn ở trẻ ngày càng phổ biến và thường xảy ra đối với trẻ từ 1 – 6 tuổi. Biếng ăn là nguyên nhân chính gây nên các chứng suy dinh dưỡng, nguy cơ chậm phát triển so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Thậm chí, nếu tình trạng biếng ăn trầm trọng còn dẫn tới nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, loãng xương,…
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn có thể là do cha mẹ vô tình tạo ra thói quen xấu cho con. Hoặc biếng ăn đến từ chính bản thân trẻ không muốn ăn, do đồ ăn không hợp khẩu vị,… Về thói quen xấu, có thể các mẹ cho con ăn nhưng cứ kéo dài thời gian, cho ăn không đúng giờ, để con cứ ngậm thức ăn mà không chịu nuốt,… Dần dần, điều này tạo thành thói quen thích ngậm đồ ăn, hoặc được bón cơm nhưng cứ dây dưa ăn mãi.
Với trẻ đã biết nói và nhận thức được đồ ăn thì những món ăn không hợp khẩu vị có thể thay đổi được. Nhưng trẻ còn nhỏ, đang ăn dặm mà biếng ăn cũng làm khó mẹ. Bạn phải học cách chế biến thức ăn sao cho ngon miệng, hợp khẩu vị của con thì mới giúp con ăn ngon.
Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn?
Muốn trẻ hết biếng ăn, chúng ta phải có mẹo để giải quyết tình trạng này ở con chứ không thể bắt ép, thúc giục con được. Hãy tham khảo những cách trị biếng ăn ở trẻ mà các mẹ Nhật thường áp dụng nhé!
Hãy để con được đói
Khi đọc dòng này, hẳn các cha mẹ lại nghĩ “sao nỡ để con đói được”, cũng bởi cha mẹ nào cũng thương con, muốn con ăn uống khỏe. Nhưng đây lại là cách mà mẹ Nhật thường áp dụng khi con chán ăn. Lúc đói thì ăn cũng ngon miệng hơn cả. Vì vậy, mẹ hãy cho con ăn đúng giờ giấc, hãy để con thực sự đói thì mới cho ăn.
Thông thường, các bữa ăn chính và bữa ăn phụ cách nhau 2 – 3 tiếng. Nếu buổi sáng cho trẻ ăn vào 7 giờ thì 10 giờ bạn mới cho con ăn bữa phụ. Lưu ý trong bữa ăn, tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo mà chỉ nên tập trung vào thức ăn chính trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Nhiều cha mẹ có xu hướng chiều chuộng con, thấy con lười ăn cơm nhưng rất thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo thì cứ cho con ăn liên tục mà không biết rằng, chính điều này khiến trẻ càng lười ăn cơm hơn. Mỗi ngày, trong bữa phụ, bạn chỉ nên cho con ăn vặt một lần, tránh ăn quá nhiều đồ ngọt vì sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đau răng,…
>>>Xem thêm: Các hoạt động của con tại Wedo Wegood XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Xây dựng thực đơn phong phú
Cứ cho con ăn những món ăn lặp đi lặp lại qua ngày cũng khiến trẻ nhàm chán, không thích ăn. Mẹ nên học cách nấu nướng các món ăn dinh dưỡng, sáng tạo cách trang trí sao cho bắt mắt thì mới tạo cảm giác thèm ăn cho con. So với món cháo thịt trắng với bát súp dinh dưỡng được bày biện rau củ bắt mắt vẫn khiến trẻ chú ý và muốn ăn bát súp kia hơn.
Tùy vào độ tuổi của trẻ, bạn có thể để con vào bếp cùng mình, để tự tay con chuẩn bị nguyên liệu cho mỗi món ăn. Cách này cũng giúp con thấy bản thân mình có một phần trách nhiệm trong bữa cơm gia đình. Và đến lúc ăn, trẻ cũng muốn được ăn những món mà mình đã chuẩn bị nguyên liệu, phụ giúp mẹ.
Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
Sai lầm mà nhiều mẹ thường mắc phải là cứ kéo dài bữa ăn của con khi mà con không chịu ăn hết. Nếu thấy con không muốn ăn, chỉ ngậm thức ăn trong miệng thì mẹ cần dừng lại không nên bón ăn nữa. Vì trẻ đã chán ăn rồi thì có bắt ép thế nào cũng không hiệu quả. Càng ép con ăn, bạn càng khiến con thấy ngán món ăn ấy hơn mà thôi. Nếu cứ tiếp diễn liên tục ở bữa ăn sau thì sẽ hình thành thói quen xấu cho con. Con chỉ ngậm đồ ăn để đối phó với mẹ.
Theo nguyên tắc, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 30 phút. Nếu con không ăn được nhiều thì cũng cần kết thúc và cho con ăn ở bữa kế tiếp hoặc gia tăng thêm bữa phụ. Nhưng vẫn phải theo nguyên tắc 2 – 3 giờ một bữa.
Khuyến khích và khen ngợi
Một lời động viên, lời khen ngợi cũng là động lực để trẻ chịu khó ăn uống. Dù con có ăn ít nhưng bạn cũng nên khuyến khích con, khen con “hôm nay con giỏi quá, hôm sau phải giỏi hơn nữa, phải ăn nhiều hơn nữa nè”. Hoặc con không chịu ăn rau củ thì mẹ có thể nói những câu khuyến khích như “ăn cà rốt sẽ giúp con sáng mắt, đẹp mắt hơn đấy”,… Tùy từng trường hợp, các mẹ có thể linh động thêm vào những lời khen khéo léo thì mới giúp con chịu ăn được. Không phải nạt nộ, ép buộc con ăn là cách giải quyết hay.
ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON
KHÓA HỌC KỸ NĂNG TOÀN DIỆN
TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT