Những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng của con trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. Vào thời điểm này con sẽ dễ gặp các vấn đề về tâm sinh lý, thay đổi về thể chất, cơ thể phát triển hơn so với trước kia. Con trai thì bắt đầu có ria mép, vỡ giọng; con gái thì có kinh nguyệt, ngực phát triển lớn hơn.

Những thay đổi về thể chất sẽ khiến con cảm thấy bối rối, dễ bị xấu hổ khi nghe những lời trêu chọc của bạn bè, đôi lúc việc này sẽ khiến con trở nên hoang mang và khủng hoảng.

Vì vậy, cha mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì để giúp con tránh khỏi những sai lầm không đáng có hãy cùng Wedo – wegood tìm hiểu nhé.
khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.

1. Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

Khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì được cho là do sự phát triển nhanh chóng của các hormone sinh dục, cùng sự phân biệt rõ về giới làm các trạng thái cảm xúc mới rất nhạy cảm xuất hiện. Nếu cha mẹ và những người xung quanh không hiểu rõ những cảm xúc này, tác động vào các vấn đề đó sẽ dễ khiến con cảm thấy không được tôn trọng, dễ làm nảy sinh xung đột giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì.

Rối loạn cảm xúc nói một cách dễ hiểu là tình trạng rối loạn tại não bộ, gây ra hoạt động bất bình thường về mặt tinh thần. Chẳng hạn, con có thể chuyển từ cảm xúc tích cực sang tiêu cực hoặc ngược lại một cách nhanh chóng. Con có thể có các triệu chứng như: Chán ăn, mất ngủ, hay quên, mất tập trung,… lúc này cha mẹ có thể cân nhắc đến vấn đề đưa con đi gặp chuyên gia tâm lý.

2. Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.

Sự thay đổi về tâm sinh lý cũng được nhiều người cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Giai đoạn này là thời điểm con trẻ sẽ gặp nhiều áp lực về vấn đề học hành, thi cử. Ngoài ra ở lứa tuổi này, những sai lầm về lối sống như: Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thức khuya, nghiện chơi game,… dễ khiến con mắc những rối loạn tâm lý. Các triệu chứng thường gặp ở con sẽ là: Dễ cáu gắt, mệt mỏi, mất ngủ, hay lo âu, sụt cân, ngại tiếp xúc với người khác.

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng cha mẹ cần chú ý đến con trẻ trong thời gian này và hướng cho con đi theo lối sống lành mạnh, chia sẻ những áp lực nếu có với cha mẹ,… Điều này sẽ giúp làm giảm gánh nặng tâm lý cho con, đồng thời cha mẹ hiểu rõ con cái của mình hơn.

3. Rối loạn hành vi tuổi dậy thì.

Lứa tuổi dậy thì được nhiều người cho là ‘’nửa vời’’ bởi con không còn là trẻ con nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Sự thiếu hụt những kiến thức về cuộc sống, xã hội trong giai đoạn này cũng là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

Lứa tuổi này, con trẻ sẽ rất dễ bị tác động từ môi trường xung quanh như: Người thân, bạn bè, các trò chơi tiêu khiển hoặc sản phẩm giải trí… Nếu những ảnh hưởng này không tốt sẽ gây ra thói quen xấu cho con từ mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến những rối loạn hành vi rất khó, cần nhiều thời gian và sự phối hợp chặt chẽ từ chính bản thân con và những người xung quanh.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

4. Biến đổi sinh dục.

Tuổi dậy thì cũng là tuổi trưởng thành về mặt sinh lý, khoảng 9 – 14 tuổi bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, 12 – 15 tuổi bé trai xuất tinh lần đầu tiên. Những biến đổi về sinh lý này có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

Sự tò mò về giới tính và những trạng thái cảm xúc mới như: Thích, yêu dễ khiến con nảy sinh hứng thú với những hành vi liên quan đến tình dục, dẫn đến hành động theo bản năng và gây ra hậu quả đáng tiếc.

Ở giai đoạn này, cha mẹ nên trao đổi thẳng thắn với con về vấn đề giáo dục giới tính, để con trẻnhận thức được hành vi nào có thể chấp nhận được, giới hạn nào không nên vượt qua, đồng thời giữ an toàn cho bản thân con và những người bạn xung quanh.

5. Trầm cảm tuổi dậy thì.

Trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Trong giai đoạn dậy thì, con trẻ rất nhạy cảm về tâm lý và dễ bị tác động tiêu cực nếu phải chịu áp lực kéo dài như vấn đề gia đình, bạn bè, học hành,… hoặc ảnh hưởng từ chất kích thích. Con sẽ rơi vào trạng thái không quan tâm đến mọi thứ xung quanh mình, dễ mệt mỏi, hay buồn bã, thờ ơ, cô lập bản thân với thế giới bên ngoài.

Qua đó có thể thấy rằng trầm cảm có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Nhưng quan trọng nhất là cha mẹ phải quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho con.

Giai đoạn dậy thì cực kì quan trọng với con, nó là một sự thay đổi lớn cho tâm lý của con trẻ. Những áp lực về tâm lý khi đến tuổi dậy thì này nếu không được ai tư vấn sẽ khiến con có thể bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì dẫn tới các bệnh rối loạn về hành vi, cảm xúc và  tâm thần.

Xem thêm: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói
Xem thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị cho bé vào lớp 1 ba mẹ cần phải biết

Call Now Button