Phương pháp con lỳ bướng không dùng đòn roi. Nghĩa vụ của các bậc làm cha mẹ là nuôi dạy con trưởng thành, cha mẹ nào mà không hãnh diện khi con của mình trưởng thành, biết lắng nghe và trở thành những người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cha mẹ áp dụng những cách dạy con chưa đúng, điển hình là dùng đòn roi với con. Điều này khiến cho con không những không có cơ hội phát triển mà còn sợ hãi bố mẹ nhiều hơn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho cha mẹ cách dạy con lỳ bướng không dùng đòn roi.
Những trận đòn roi không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đến tinh thần của con trẻ. Ngoài việc khiến con bị căng thẳng, dễ trầm cảm, việc dùng bạo lực dạy con sẽ khiến con trẻ dễ mắc bệnh hơn. Hãy cùng Wedo – Wegood tìm hiểu nhé!
1. Không hiệu quả khi dạy con bằng đòn roi
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc dùng đòn roi không phải là cách hiệu quả để dạy dỗ và kỷ luật con trẻ. Các cha mẹ cần cho con nhận diện những hành vi không đúng của bản thân và tìm hiểu nguyên nhân, sau đó là đưa ra cách khắc phục tốt nhất. Nói một cách đơn giản, con cần phải hiểu vì sao mình làm như vậy là không đúng và cha mẹ nên cùng con phân tích hợp lý hơn là dùng bạo lực để giải quyết. Việc dùng đòn roi chỉ là cách ngăn chặn nhất thời các hành vi xấu của con mà không giải quyết triệt để vấn đề.
2. Con trẻ trở nên bạo lực hơn nếu dùng đòn roi
Nếu một người cha, người mẹ đánh hoặc tát con để giải quyết hành vì sai trái của con trẻ, đặc biệt là khi con còn nhỏ. Con sẽ lập tức chụp lại hình ảnh và dùng vũ lực với những người khác
Các nghiên cứu cho thấy với những con trẻ khi còn nhỏ phải sống chung với đòn roi và bạo lực, khi lớn lên thường có xu hướng sử dụng bạo lực đối với trẻ em và những người thân xung quanh như vợ hoặc chồng. Thậm chí nguy cơ vi phạm pháp luật của con trẻ từng bị lạm dụng bạo lực sẽ cao hơn.
3. Lạm dụng bạo lực nếu sử dụng đòn roi quá nhiều
Khi việc dùng đòn roi không đem lại hiệu quả trong việc nuôi dạy và khiến con nghe lời hơn, cha mẹ sẽ muốn nó có tác dụng tốt hơn bằng cách tăng cường độ dùng bạo lực. Lâu dần việc sử dụng đòn roi với tần suất nhiều hơn dẫn đến tình trạng lạm dụng bạo lực với con theo cách mà nhiều cha mẹ không mong muốn. Nghiên cứu cho thấy rằng các trường hợp lạm dụng bạo lực với con trẻ bắt đầu bằng việc dùng đòn roi.
4. Con trẻ bị trầm cảm khi được dạy dỗ bằng đòn roi
Nếu ai đó bị 1 người thân yêu đánh, họ sẽ đặt ra câu hỏi người đó còn thương/yêu mình chứ? Và điều đó cũng tương tự với con trẻ. Nếu cha mẹ dùng đòn roi với con, con sẽ bắt đầu nghi ngờ về tình yêu của mà cha mẹ dành cho mình và cảm thấy bản thân không còn được bố mẹ yêu thương. Lâu dần tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và có thể dẫn đến
trầm cảm.
5. Dùng đòn roi khiến sức khỏe con yếu đi
Con trẻ sẽ trở nên căng thẳng, suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến sức khỏe yếu đi dễ mắc các loại bệnh nếu liên tục phải chịu đựng đòn roi.
Dưới đây là những cách mà cha mẹ có thể tham khảo để rèn luyện cho con nghe lời từ khi còn nhỏ. Trọng tâm là hãy luôn nhất quán, nghiêm khắc khi cần thiết nhưng không tiêu cực, không dùng đòn roi, không la hét, tôn trọng con nhưng vẫn cần nguyên tắc để con nghe.
a. Kiên nhẫn quan sát và hướng dẫn con
Cha mẹ thường có chung tình trạng yêu cầu con thực hiện, đến khi con không thực hiện, sẽ la mắng, quát tháo thâm chí là đánh con. Việc này chỉ càng làm cho con trẻ them lỳ bướng, chống đối
Trong trường hợp này thay vì la hét, quát mắng con cha mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân, tại sao con không làm? Sau khi biết được nguyên nhân, cần bình tĩnh giải quyết và hướng dẫn con.
Ví dụ, thay vì nhắc con là “đến giờ ăn rồi, con tắt ti vi ngay cho mẹ” thì hãy đặt câu hỏi dẫn dắt cho con “Đến giờ ăn rồi, bây giờ con làm gì nhỉ?’’ Nếu con chưa biết lúc này hãy hướng dẫn con. Những lần sau, khi cha mẹ hỏi vậy thì con sẽ tự biết tắt ti vi và ngồi vào bàn ăn.
Điều quan trong ở đây không phải là yêu cầu con phải làm mà hãy đặt câu hỏi để con trả lời. Con sẽ cảm thấy mình tôn trọng, có tiếng nói hơn và sẽ chủ động làm theo mong muốn của cha mẹ.
Khi con làm tốt, đừng quên khen ngợi và dành lời cảm ơn con để mọi thứ trở nên tích cực hơn.
b. Đưa ra những lời khuyên cho con
Thay vì nói con không được làm điều gì đó, cha mẹ có thể đưa cho con lời khuyên nên làm gì đó. Hãy thử nói con nên làm gì cụ thể, thay vì “Đừng vứt đồ chơi của con khắp nhà”, hãy thử nói “Con cất đồ chơi vào thùng nhé’’…
Khi con làm đúng hãy khen ngợi, động viên con, con sẽ có ý thức luôn hành động đúng để nhận được lời khen từ bố mẹ.
c. Đưa ra nguyên tắc và chế tài rõ ràng
Việc đưa ra nguyên tắc và chế tài rõ ràng sẽ giúp bản thân cha mẹ giảm đi việc la hét, cáu gắt với con. Cha mẹ nên cùng con xây dựng kế hoạch thực hiện công việc như: thời gian ăn uống, thời gian học, thời gian chơi… Đưa ra những cam kết nếu con không làm đúng theo kế hoạch.
Ví dụ: ‘’Nếu con không chịu dọn đồ chơi thì con sẽ không được chơi món đồ chơi đó trong tuần này’’ hoặc ‘’nếu con không ăn nhanh, hết giờ ăn mẹ sẽ dọn dẹp và đến bữa sau mới được ăn tiếp”. Vì việc được chơi, được ăn phụ thuộc vào lựa chọn của con nên sẽ có xu hướng lựa chọn điều tích cực và làm theo những gì cha mẹ mong muốn.
d. Xem lại lý do khiến mình tức giận
Thay vì la hét vì tức giận, cha mẹ hãy cố gắng tìm hiểu lý do khiến mình tức giận, học cách để kiểm soát cảm xúc và trở thành tấm gương tốt để con noi theo
Cha mẹ hãy dành thời gian hơn để bản thân bình tĩnh lại, thấu hiểu và đồng cảm hơn với con. Ngoại trừ những tình huống nguy hiểm cần can thiệp ngay, hãy cố gắng kiên nhẫn đợi đến khi bình tĩnh lại mới nói chuyện với con.
Đôi khi, cha mẹ quát mắng, cáu giận với con vì đang gặp phải những áp lực với công việc và cuộc sống bên ngoài và bản thân con trở thành đối tượng trút giận của cha mẹ. Đây là hành động phản giáo dục và không được khuyến khích trên nền tảng giáo dục nào.