Sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp? Trước tiên chúng ta nên hiểu kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng. Đó là một trong những quy tắc, cách ứng xử, nghệ thuật, đối đáp được đúc rút từ các tình huống thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả và thuyết phục hơn. Giúp mọi người học cách nói chuyện lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Đôi khi cũng chẳng cần bạn phải có ngôn từ mới, mà thực ra cũng chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra tốt đẹp.
Giao tiếp chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Và là những điều bạn muốn nói được diễn đạt rõ ràng và chính xác đến người nghe. Wedo – wegood xin chia sẻ một số phương pháp sau:
1. Học cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng
Trong một mối quan hệ giao tiếp rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ khi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Và nếu không biết cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm và sẽ tạo không khí không thoải mái cho cuộc nói chuyện, thậm chí là oán giận lẫn nhau.
Mối quan hệ của hai bạn trở nên tốt đẹp khi cả hai cùng cởi mở, chia sẻ và đừng bao giờ giữ vấn đề chung nào của nhau. Khi vấn đề được giải quyết lúc đấy cả hai sẽ thấy vui vẻ và thoải mái.
Sự rõ ràng cho một vấn đề giúp bạn tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp, và hãy nói điều bạn nghĩ, bạn muốn, đưa ra yêu cầu, ý kiến, mong muốn của mình một cách rõ ràng và trực tiếp, và hãy nói điều bạn cảm nhận.
2. Thể hiện sự đồng cảm
Giao tiếp cũng như một con đường 2 chiều, chính vì vậy bạn nên suy nghĩ không chỉ 1 hướng mà bạn cũng nên thử luyện tập suy nghĩ theo hướng ngược lại để có cái nhìn thấu đáo hơn. Điều đó cũng phần nào hiểu hơn về quan điểm của người đối diện. Đồng cảm sẽ giúp bạn tiến rất xa trong giao tiếp, nó sẽ giúp bạn hiểu được đối phương mà thậm chí không cần phải nói ra. Sự đồng cảm cũng tạo nên sự tin tưởng và dễ nhận được sự chia sẻ chân thành.
3. Học cách lắng nghe
Đôi khi trong cuộc sống bạn hay nói vui để tạo không khí thoải mái cuộc nói chuyện của cả hai. Cụm từ “Bốc hơi”” nghe có vẻ chẳng lạ gì với giới trẻ. Vậy tại sao trong mọi vấn đề đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối phương vào thế phòng thủ. Một cuộc nói chuyện tốt, là cả hai hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay và chuẩn bị sẵn sàng lắng nghe.
Bạn phải biết rằng cái cốt lõi của sự tồn tại trong một cuộc nói chuyện chính là sư tôn trọng lẫn nhau. Bạn tán thành mọi thứ, chưa chắc đó là mối quan hệ tốt, mà đó là sự tẻ nhạt. Mọi vấn đề đưa ra phải có sự mổ sẻ. Đó là một điều lành mạnh. Hãy luôn cho mình là một cá nhân độc lập, và có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình. Bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ sẽ động viên bạn tìm đến hướng giải quyết.
Để cuộc nói chuyện đi đến kết quả như mong muốn, bạn cần đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh của người đang nói chuyện để hiểu họ hơn. Lắng nghe giúp bạn hiểu rõ những điều họ nói và không nói ra.
4. Tránh sự sao nhãng, mất tập trung
Có vẻ như hơi bất lịch sự khi chỉ chú tâm vào điện thoại trong khi ai đó đang nói hay đi chơi cùng với họ.
Để khắc phục điều này bạn nên tạm dừng những trò tiêu khiển hay tránh xa thiết bị công nghệ để dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện và đó cũng là 1 cách hay để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn.
5. Cảm xúc, điều quan trọng trong giao tiếp
Sự thông minh là điều quan trọng tạo nên thành đạt cho một con người, nhưng khả năng kiềm chế cảm xúc mới là điều quan trọng nhất. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.
Gặp những tình huống khó khăn, bạn đừng vội vàng quyết định bất cứ điều gì, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại. Bởi mọi quyết định vội vàng của bạn sẽ chỉ làm mọi chuyện khó khăn thêm. Đối với người khó tính hay chấp nhặt thường bị bực dọc, bất ổn hơn người cởi mở, dễ hòa đồng. Vì thế, cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.
Nhận thức để kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng, có nghĩa là với sự thực hành bạn sẽ học được nó. Điều ngạc nhiên là rất ít người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: “Bạn ĐANG trải qua cảm xúc như thế nào?” – Nếu những cảm xúc như căng thẳng, tức giận, buồn bã, sợ hãi, ghê tởm… được bạn nhận biết ngay lúc nó xảy ra trong tâm trí của mình thì sự việc có thể đã khác. Nhưng thường thì chúng ta để cảm xúc trôi qua, chỉ khi cảm xúc đó gây ra hậu quả thì ta mới hối tiếc! “Phải chi lúc đó tôi đừng quá nóng giận…”