Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta ít nhiều cũng được nghe về từ “tâm lý” như “bạn thật tâm lý”, “bạn không tâm lý tí nào”. Từ tâm lý ở đây được dùng với nghĩa là hiểu biết được tâm tư, nguyện vọng, ước muốn, tình cảm, thái độ của con người.
Từ khi sinh ra cho lớn lên con người đều có giai đoạn hình thành và phát triển, một đứa trẻ thông minh tài giỏi ngoan ngoan đều là mong muốn của những người làm cha mẹ. Trẻ lớn lên theo năm tháng, theo sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, của những người bạn bè và của những mối quan hệ bên ngoài của trẻ.
Những yếu tố như gia đình, trường học, xã hội có ảnh hưởng rất nhiều tới sự hình thành tâm lý của trẻ suốt đời. Mỗi đứa trẻ đều có tâm lý riêng có suy nghĩa riêng, có đứa trẻ rất hiếu động tự tin, có trẻ lại rất rụt rè sợ đám đông, hay khóc.
Từ khi trẻ được sinh ra cho đến độ tuổi đi mẫu giáo trẻ được bố mẹ quan tâm chăm sóc, bảo vệ, khi đó tình cảm giữa trẻ và mẹ, người trong gia đình bé luôn tạo cho bé cảm giác an toàn được yêu thương che chở. Trẻ mẫu giáo rất thèm sự trìu mến thương yêu, đồng thời rất lo sợ thái độ thơ ơ lạnh nhạt của mọi người xung quanh đối với mình.
Độ tuổi trẻ đi mẫu giáo
Nhu cầu được yêu thương của trẻ mẫu giáo thật là lớn, điều đáng lưu ý hơn là sự bộc lộ tình cảm của chúng rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh trước hết là đối với bố mẹ, anh chị, cô giáo.
Khi trẻ lên 2 tuổi hoạt động với đồ vật ngày càng phong phú thì giao tiếp với người xung quanh càng được mở rộng, đặc biệt từ độ tuổi từ 2 tuổi trở đi đây là giai đoạn cảm ngôn ngôn ngữ, trẻ không chỉ đòi hỏi biết tên đồ vật mà còn cố gắng phát ra âm để gọi tên đồ vật. Tuy nhiên ở trẻ ta thường bắt gặp những lời nói của trẻ ít giống với lời nói của người lớn. Người ta gọi loại ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ tự trị.
Lên ba ngôn ngữ tự trị của bé phát triển mạnh mẽ, trẻ luôn mồm hỏi, nói suốt ngày. Nhờ đó mà ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ phát triển đáng kể. Độ tuổi này sự trưởng thành về tình cảm của trẻ gắn liền với sự cảm giác, vận động, sự phát triển về ngôn ngữ và khả năng nhận thức. Đứa trẻ ở độ tuổi này sống trong một thế giới kì diệu của những câu chuyện thế giới thần tiên, ở đó mọi cái đều diễn ra.
Trong thế giới này, cỏ cây, con vật, suy nghĩ và cảm nhận những tình cảm giống như của trẻ. Thế giới này khác với thế giới của người lớn, nơi mà mọi cái đều có vị trí của mình, nơi mà giữa cái có thể và không thể, giữa tưởng tượng và thực tế có một sự phân biệt khá rõ ràng.
Khi trẻ bắt đầu được đi mẫu giáo, khi ở trường bé được học được chơi nhiều trò chơi khác nhau như: Tập nấu ăn, tập làm bác sĩ, chơi trò chơi ghép hình… Trẻ được xem tivi , các chương trình vui nhộn điều đó tác động đến suy nghĩ của trẻ. Ví dụ như trẻ chăm sóc búp bê như đứa em, mặc đồ khám bệnh cho búp bê giống như người thật vậy. Trẻ tham gia chơi và lặp đi lặp lại nhiều lần hành động của mình. Cha mẹ nên quan sát con chơi để hiểu được tâm lý của trẻ. Trẻ ở độ tuổi này thường hỏi rất nhiều như:
– Mẹ ơi con đến từ đâu? Khi đó đừng lảng tránh câu hỏi của trẻ mà hãy trả lời khéo léo với trẻ. Nên trả lời thật lòng với trẻ đừng nên nói dối trẻ.
Trẻ ở độ tuổi này người chăm sóc có vai trò rất quan trọng:
– Trả lời thật lòng những câu hỏi của trẻ
– Khen ngợi thật lòng khi trẻ hoàn thành xong công việc
– Không la mắng, đánh đập trẻ khi trẻ làm sai một số công việc, ngược lại nên an ủi động viên trẻ và hướng dẫn trẻ sửa sai.
– Luôn an ủi, động viên trẻ sáng tạo
– Động viên trẻ nói về cảm xúc, ví dụ như con có thể nói cảm xúc của mình với mẹ được không?
Độ tuổi trẻ từ 6 đến 11 tuổi
Trẻ lên 6 bắt đầu đi học lớp 1 khi đó những suy nghĩ tâm lý trẻ phát triển khác hoàn toàn độ tuổi 2 đến 5 tuổi, trẻ bắt đầu được giao tiếp nhiều hơn, có nhiều mối quan hệ nhiều hơn, trẻ bắt đầu phải suy về những câu hỏi của cô giáo như: Tại sao ông mặt trời con lại tô màu đỏ? Trí tuệ của trẻ phát triển mạnh ở độ tuổi này, bắt đầu hiểu và tương quan giữa các đồ vật như đều biết quả dứa, quả na đều gọi là hoa quả.
Trẻ bắt đầu được làm quen với các con số, làm toán, tập viết, tập đọc…
Độ tuổi này trẻ hiểu khá nhiều vấn đề, bố mẹ cần quan sát và quan tâm tới trẻ, động viên an ủi trẻ khiến trẻ hoàn thành bài tập hay việc làm của mình tốt hơn. Dạy trẻ cách ứng xử với mọi người, ứng xử với sự thất bại và thành công.
Độ tuổi trẻ từ 12 đến 18 tuổi
Độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi trẻ ở độ tuổi dậy thì, mọi suy nghĩ khá nhạy cảm, dễ giận dỗi khi không được giúp đỡ hay giận dỗi tự phụ về bản thân. Về thể chất trẻ phát triển rõ rệt về độ cao, sự thay đổi ngoại hình cũng rất rõ. Trẻ bắt đầu có những tình cảm đặc biệt với bạn khác giới, nhu cầu làm đẹp bắt đầu nhiều hơn, trẻ học hỏi nhanh về bạn bè.
Trẻ bắt đầu hiểu được bạn bè như nào hợp với mình, từ đó trẻ có những mối quan hệ khác nhau, quan hệ bạn bè, thầy cô, bạn bè xã giao, bạn bè thân thiết…
Trẻ bắt đầu nghĩ về tương lai, trẻ bắt đầu muốn độc lập nhưng vẫn phải phụ thuộc với bố mẹ. Người chăm sóc có vai trò rất quan trọng phải duy trì sự cởi mở với trẻ, động vên khích lệ trẻ nói ra những suy nghĩ của mình, cung cấp lời khuyên và tạo nên sự giới hạn cho trẻ.
Ngoài những vấn đề về sự tác động của các mối quan hệ, của xã hội, của thông tin đại chúng tác động đến tâm lý của trẻ thì về vấn đề trò chơi cũng tác động rất nhiều tới tâm lý của trẻ.
Tại sao chơi trò chơi lại quan trọng?
Trò chơi giúp trẻ học hỏi được các kỹ năng , kích thích sự sáng tạo, kiên trì của bản thân, đồng thời giúp trẻ giải tỏa được áp lực trong học tập và trong cuộc sống. Cần cho trẻ không gian riêng để trẻ có thể tự hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Tâm lý trẻ và sự phát triển của trẻ luôn gắn liền với nhau để phát triển hoàn thiện về cả nhân cách và hành động.