Số 6 – Tìm hiểu về bạo lực học đường

Thời gian vừa qua, những hình ảnh video về bạo lực học đường như: Nữ sinh đánh bạn tại Hưng Yên, nữ sinh Quảng Ninh bị đánh hội đồng phải nhập viện…. như một minh chứng về vấn nạn bạo lực học đường tại Việt Nam đang ở mức báo động. Theo thống kê, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra gần 2000 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài trường.  Vậy bạo lực học đường là gì ?

Bạo lực học đường ảnh hưởng như thế nào, hãy cùng Phú Long tìm hiểu để chúng ta cùng nhau chung tay đẩy lùi vấn nạn này nhé.

1. Khái niệm

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

2. Hình thức bạo lực học đường

Bạo lực học đường có thể dưới dạng bạo lực vật chất; bạo lực thể chất; bạo lực tinh thần thậm chí là tình dục, cụ thể:

  • Bạo lực vật chất: Là các hành vi gây thiệt hại về tài sản như: trấn đồ
  • Bạo lực thể chất: Là các hành vi đánh, tát, đấm, cào, cấu….
  • Bạo lực tinh thần: Là các hành vi như nói xấu, chửi bậy, tảy chay, chia bè phái…
  • Xâm hại: Lột quần áo, quay video lột quần áo, động chạm vào các vùng riêng tư, xâm hại tình dục….

3. Nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

– Từ phía bản thân: Độ tuổi bùng nổ của vấn nạn bạo lực học đường là độ tuổi từ 12 -17 tuổi. Đây là giai đoạn cái tôi đang phát triển, chỉ cần những tác động kích thích xấu từ bên ngoài cũng có thể học theo. Vì vậy nguyên nhân chính là do bản thân không có kỹ năng nhận diện/ phân tích vấn đề đúng – sai, nên – không nên; kiểm soát cảm xúc kém, không có kỹ năng giải quyết vấn đề

– Từ phía gia đình: Bố mẹ đang tập trung làm kinh tế mà chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển tâm – sinh lý của các con để điều chỉnh. Không những thế trong tương tác gia đình thường xuyên quát mắng; đánh nên trẻ rất có thể bị ảnh hưởng

– Từ phía trường học: Mới chỉ dừng lại ở việc truyền tải kiến thức văn hóa, chưa chú trọng đi sâu vào hướng dẫn học sinh cách giải quyết xung đột, định hình tính cách cho các con.

– Xã hội: Sự bùng nổ của internet cũng là nguyên nhân khiến vấn nạn bạo lực học đường trở nên báo động. Những ảnh hưởng từ các hình ảnh, hoạt động trong game …. Cũng khiến các bạn trẻ học và đua theo.

4. Hậu quả

Bạo lực học đường gây ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý của nạn nhân. Người bị bạo lực sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Đối với người gây ra bạo lực, Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách ,mất dần nhân tính, làm gương xấu cho người khác học theo.Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét

Với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà vấn nạn học đường gây ra cho cả những bạn bị bạo lực cũng như những bạn gây ra bạo lực, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi vấn nạn này bằng cách

– Nâng cao kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống bằng cách tự hoàn thiện cảm xúc của bản thân

– Bố mẹ thường xuyên chia sẻ, tâm sự với con để cùng con tháo gỡ những khó khăn trong tương tác bạn bè, thầy cô

– Các thầy cô ngoài việc chia sẻ kiến thức cần đi sâu vào tìm hiểu tâm sinh lý của các con, hướng dẫn và định hướng cho học sinh cách xử lý và giải quyết xung đột nếu có

Hãy cùng chung tay để chúng ta mỗi ngày đến trường là một ngày vui các bạn nhé!

Phóng viên: Trần Phú Long

Call Now Button