Yêu thương đúng cách với độ tuổi mầm non

Lớp học kỹ năng sống cho trẻ tại Hà Nội

Mục Lục

Yêu thương đúng cách với độ tuổi mầm non. Với sự phát triển của xã hội, cùng vòng xoáy công việc nên ở trẻ em hiện nay được bố mẹ cho đi học từ rất sớm. Tuy nhiên, khác với thời “các cụ” ta ngày xưa, các con khi bắt đầu phải đi học, các con khóc rất nhiều. Điều này, cũng khiến các bố mẹ lo ngại. Dưới đây, Wedo – wegood chia sẻ một số lời khuyên để giúp các con bớt sợ hãi, lo lắng khi bắt đầu đi lớp.

Yêu thương đúng cách với độ tuổi mầm non

1. “ Khi đến lớp cô giáo phải như mẹ hiền”

Tức là xuất phát từ tâm, từ tấm lòng của chính các cô giáo- Là người con sẽ gần gũi, tiếp xúc cả ngày, còn nhiều hơn là bố mẹ khi con đi lớp. Khi các cô giáo gần gũi, quan tâm và yêu thương trẻ, làm cho trẻ hoàn toàn tin tưởng thì trẻ sẽ rất hứng thú và hợp tác cùng cô trong mọi hoạt động.

Cô Nguyệt, giáo viên mầm của một trường dân lập quốc tế tại Hà Nội chia sẻ: Ngoài việc tìm hiểu những thông tin về trẻ từ sở thích, thói quen của trẻ, giáo viên cần chăm sóc và dìu dắt các em bằng tất cả sự yêu thương, tôn trọng để cho trẻ cảm nhận được rằng ở lớp trẻ cũng được chăm sóc và được yêu thương như cha mẹ của mình. Trẻ con vốn rất thông minh và nhạy cảm. Khi được tôn trọng, trẻ cũng dần thể hiện sự tôn trọng và luôn yêu thích được cùng làm việc với người mà trẻ tin yêu.

2. Không khí lớp học phải thân thiện

Đây là yếu tố quyết định đến sự hòa nhập nhanh hay không nhanh của trẻ. Bởi trẻ con rất nhanh thích ứng với môi trường mà tạo cho chúng một cảm giác thân thiện như một gia đình nhỏ, có sự gắn bó giữa giáo viên và học sinh. Nắm bắt được tâm lý đó, giáo viên sẽ dễ dàng giúp trẻ làm quen và thích ứng với môi trường lớp học mới.

3. Chương trình học phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ

Mỗi đứa trẻ sẽ có sự nhận thức và sở thích riêng. Do vậy, giáo viên phải biết nắm bắt tâm lý và trình độ nhận thức của trẻ để đưa ra những phương pháp phù hợp để truyền đạt kiến thức và kĩ năng. Nhà trường cần vận dụng nhịp nhàng các phương pháp trực quan, nghe nhìn, vận động, tương tác và kiến tạo, nhằm mang lại môi trường học tập tự nhiên, tôn trọng sự đa dạng của mỗi con. Để phát triển não bộ cho con trong giai đoạn này, các phương pháp giáo dục cũng cần được đổi mới. Ngoài việc học trên lớp, nhà trường cần tạo cho con những sân chơi trải nghiệm qua các hoạt động ngoại khóa: dã ngoại, giao lưu…Học qua tranh ảnh, mô hình, sơ đồ tư duy…kích thích tối đa sự phát triển của não bộ. Qua các hoạt động đó, không chỉ mang đến cơ hội làm việc nhóm cho trẻ mà còn khuyến khích trẻ tự do bộc lộ cá tính và năng lực của bản thân.

Như vậy, có thể thấy rằng, tình yêu với con trẻ không chỉ cần trong môi trường gia đình mà nó còn cần ở trong các môi trường mà con sẽ sống và trải nghiệm. Do đó, để giúp con phát triển toàn diện, cha mẹ nên lựa chọn cho con môi trường học tập văn minh, yêu thương và sáng tạo.

Call Now Button