Các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non

Các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non

Các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non

Các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non

Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do điều kiện, hoàn cảnh sống của các bậc phụ huynh ít gần gũi với con, không có nhiều thời gian ở nhà nên trẻ dễ rơi vào nguy cơ lạm dụng, xâm hại. Bên cạnh đó, các em ít được trang bị các kiến thức về giới tính, các biện pháp phòng chống xâm hại thân thể để trẻ tự bảo vệ bản thân.

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho con cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống,…) nhằm dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại. Việc xâm hại có thể thực hiện bởi hành vi bạo lực, ép buộc hoặc dùng những lời nói, tranh ảnh để gây kích thích cho trẻ em. Một số vụ có sự đồng ý của trẻ em do chưa có sự hiểu biết, chưa nhận thức được hậu quả và sự nguy hiểm của hành vi xâm hại. Mọi trẻ em trong công đồng đều có nguy cơ xâm hại, không phân biệt trẻ trai, trẻ gái, gia đình nghèo hay khá giả. Trẻ em bị xâm hại tình dục thường cảm thấy sợ hãi, cộc tính, sống khép kín và bị ảnh hưởng về tâm lý.

Việc dạy cho trẻ một số kỹ năng phòng tránh là vô cùng cần thiết.

Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm

Kỹ năng đầu tiên cần cung cấp cho trẻ là kiến thức về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Nhiều trường hợp các trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng trẻ và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.

Không cho người khác động chạm vào vùng nhạy cảm

Các cha mẹ nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng trẻ, kể cả cha mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho trẻ cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.

Các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non

Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác

Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng hay dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính  của những kẻ xấu

Tránh xa người lạ mặt

Dạy cho trẻ cách  tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà trẻ gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha ,mẹ. Đồng thời cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi trẻ đi chơi một mình với người lạ hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm kín đáo

>>>Xem thêm: Giáo dục giới tính cho trẻ cha mẹ cần biết XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Không cho người lạ mặt vào nhà

Khi trẻ ở nhà một mình cần dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chí là sang nhà hang xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ

Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác

Để đề phòng trong trường hợp không may trẻ bị tấn công cha mẹ hoặc thầy cô nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy chốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do có sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu dùng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy chỉ có thể dùng sự thông minh  và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Ngoài ra bạn cũng nên dạy trẻ ghi nhớ số diện thoại của cha hoặc mẹ hoặc số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp  khẩn cấp.

Các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non
Các kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non

Báo ngay cho cha hoặc mẹ khi trẻ bị de dọa hoặc không thích bất kỳ người nào

Cần dạy cho trẻ biết rằng các con không cần sợ hãi hay lo lắng khi có bát kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha hoặc mẹ và người thân thiết. Ngoài ra khi trẻ không thích tiếp xúc với người khác, trẻ cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà trẻ không thích hay có những hành vi đụng chạm.

Trẻ em là lứa tuổi cần chúng ta chăm sóc, bảo vệ nhất. Chăm sóc không chỉ là cho ăn, bảo vệ con khỏi những rủi ro trong đi đứng … mà còn giúp con tránh việc xâm hại tình dục. Tự trẻ bảo vệ mình là tốt nhất.

ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

    CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG

    Call Now Button