Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ tăng động phát triển tốt?
Như chúng ta đã biết trẻ tăng động là những trẻ thường xuyên có những biểu hiện mất tập trung với mọi thứ xung quanh, không có độ lắng để suy nghĩ vì vậy khi đi học, ngồi trong lớp hay quên đi việc phải làm bài tập của mình, nhiều khi chúng hành động theo cảm tính, không quan sát chú ý mọi thứ xung quanh và thường hiếu động hơn những đứa trẻ khác rất nhiều
>>>Xem thêm: Cha mẹ tham khảo khóa học kỹ năng sống toàn diện cho con XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Và để giúp con vượt qua tình trạng này các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về hội chứng tăng động giảm chú ý là gì, tình trạng đó nguyên nhân do đâu, biểu hiện của nó như thế nào và cách điều trị ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé!
Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý còn được gọi là sự rối loạn thiếu tập trung, trẻ không thể ngồi yên một chỗ, không tập trung chú ý lắng nghe người khác nói chuyện với mình, hoặc không tạo dựng được, không tuân thủ được các nguyên tắc khi tham gia các hoạt động, chính vì vậy trẻ không giao tiếp được với mọi người 1 cách chính xác, nhiều khi những điều trẻ nới ra lại không liên quan tới hoàn cảnh đang hoạt động.
Một số các dấu hiệu nhận biết.
Các biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý có rất nhiều điểm giống với những đứa trẻ hiếu động vì vậy nếu cha mẹ không thực sự quan sát và nắm rõ có thể bị nhầm các biểu hiện của 2 đối tượng trẻ khác nhau.
Trẻ rất hiếu động: hoạt động luôn chân luôn tay, trong lớp học có thể đi lại tự do trong lớp 1 cách vô thức.
Thiếu sự tập trung chú ý khi nói chuyện tương tác với mọi người xung quanh.
Kiểm soát cảm xúc yếu: trẻ dễ nổi nóng và cáu giận với mọi người, thậm chí mất kiểm soát hành vi và không nhận diện được nguy hiểm, nên không nên,…
Khả năng ghi nhớ kém, diễn đạt yếu: do trẻ không có khả năng tập trung tốt nên gần như khả năng ghi nhớ của trẻ cũng không được tốt, kéo theo đó là vốn từ và vốn diễn đạt của con gặp nhiều hạn chế và khó khăn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
>>>Xem thêm: Trẻ tự kỷ nguyên nhân và giải pháp XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Những nguyên nhân gây ra chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Hiện nay theo các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân trẻ tăng động là gì. Tuy nhiên có một số nghiên cứu đưa ra những nguyên nhân như:
Do yếu tố di truyền
Khiếm khuyết chức năng cấu trúc não bộ.
Bên cạnh đó là một số các yếu tố nguy cơ làm trẻ tăng động như: động kinh, sinh non, mẹ có bệnh lý khi mang thai, yếu tố tâm lý (với những trẻ có sự sơ hãi quá mức hoặc rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, gia đình không hòa thuận,…)
Cách phòng ngừa trẻ tăng động giảm chú ý.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Với trẻ thì chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng, nó quyết định nhiều sự phát triển thể chất của trẻ, vì vậy nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phòng chống trẻ bị tăng động. Ví dụ như trong quá trình phát triển của trẻ các cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho trẻ như: sắt, kẽm, vitamin,….
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cha mẹ cũng chú ý cắt giảm đồ ăn vặt và thức ăn có đường như cơm, bánh, kẹo ngọt để kiểm soát lượng calo hàng ngày cho trẻ.
Quan tâm, chăm sóc con cái:
Để so sánh 1 đứa trẻ có đủ tình yêu thương của cha mẹ với đứa trẻ thiếu tình yêu thương, sự chỉ bảo tận tình thì đứa trẻ thiếu tình cảm đó sẽ rơi vào trạng thái mất kiểm soát thậm chí là cố tình thể hiện bản thân để tìm kiếm sự quan tâm của mọi người xung quanh, ngay kể cả việc tự làm đau mình và người khác. Vì vậy việc quan tâm chăm sóc con cái và tạo môi trường sống tốt cho trẻ cũng giúp hạn chế chứng tăng động giảm chú ý.
Can thiệp kiểm soát hành vi của trẻ
Đây là một trong những liệu pháp khá tốt và đạt kết quả cao trong đó chủ yếu cha mẹ kiểm soát hành vi của con thông qua việc áp dụng nguyên tắc với con thông qua những trò chơi, cuộc thi để tăng sự hứng thú và tập trung của trẻ. Bên cạnh đó cha mẹ cho con thấy được những hành vi xấu – tốt, nên – không nên thông qua việc cha mẹ khuyến khích con làm những việc tốt dựa vào những lời khen, đạp tay zô zê, với những hành vi không tốt cha mẹ có thể biểu hiện bằng nét mặt, thái độ không đồng ý,…
Đặc biệt trong hoạt động học của con cha mẹ có thể cùng con lập kế hoạch, chia ra cá khung giờ thực hiện với mỗi công việc sau đó khuyến khích động viên trẻ thực hiện. Lưu ý không thưởng quà cho con vì con sẽ không thấy được bản chất của sự việc mà chỉ làm vì phần thưởng con mong muốn, khi con không có hứng với phần quà đó thì việc con hợp tác gần như không có nữa.
Ngoài ra cha mẹ cũng có thể giúp con tập trung bằng cách thực hiện các công việc của con hàng ngày theo thói quen, tạo lịch công việc nhà ứng theo mỗi số 1,2,3,…đến hết công việc. Mục đích để trẻ ghi nhớ các công việc của mình và chủ động với mỗi công việc này.
Hàng ngày cha mẹ đan xem việc tập thể dục hàng ngày cho con để con kiểm soát năng lượng, kiểm soát được hành vi, phối hợp cử động vận động của mình, việc tập thể dục còn giúp con trẻ cải thiện được sự tập trung và thúc đẩy sự phát triển của não bộ, sau khi tập xong các con có thể nghỉ ngơi, ngủ sâu giấc hơn, điều đó có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng tăng động giảm chú ý.
Điều quan trọng nhất là cha mẹ nên dành thời gian bên con nhiều hơn. Dạy con cách kết bạn, giúp con làm cầu nối với thế giới xung quanh.
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG